Tăng cường liên kết kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Metronic Việt Nam (Trang 98)

b. Định hướng phát triển sản phẩm

4.2.3.2. Tăng cường liên kết kinh tế

Công ty TNHH MTV Metronic Việt Nam, là một doanh nghiệp tư nhân 100% vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, doanh nghiệp có một số điểm mạnh như mô hình hoạt động mang tính chuyên nghiệp, nắm bắt nhiều công nhệ trên thế giới, Đặc biệt công ty được kế thừa những thành quả từ Tập đoàn Metronic Malaysia xây dựng trong vòng 20 năm qua.

Do là một công ty nước ngoài, mới được thành lập ở Việt Nam nên chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn khi kinh doanh ở môi trường Việt Nam. Do đó vấn đề đặt ra là phải tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước để đôi bên cùng phát triển, cùng có lợi trong kinh doanh. Việc liên kết sẽ mang lại một số lợi ích cụ thể sau:

o Công ty sẽ dễ dàng xâm nhập, mở rộng thị trường Việt Nam

o Gia tăng sản phẩm tỉ lệ nội địa hóa cáo hơn

o Hạ giá thành sản phẩm nâng cao tính cạnh tranh

o Các doanh nghiệp trong nước sẽ được tiếp cận với các công nghệ mới, mô hình quản ly chuyên nghiệp

Việc tăng cường liên kết kinh tế có thể thực hiện theo hướng sau:

- Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nguồn nguyên vật liệu, những doanh nghiệp có tiềm lực về vốn. Việc tăng cường liên kết này một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển, mặt khác tạo nguồn nguyên liệu ổn định, bảo đảm về

mặt chất lượng cũng như khối lượng một cách lâu dài và có chủ động cho Công ty. Công ty cần có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị sản xuất nguyên vật liệu cung cấp cho Công ty. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho Công ty ổn định được nguồn hàng, đảm bảo ổn định sản xuất, giảm những chi phí do nhập khẩu sản phẩm với giá cao, chi phí vận chuyển, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Theo mô hình này, các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ trở thành nhà cung cấp một số sản phẩm cho doanh nghiệp,.

- Tăng cường liên kế với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực...Tìm kiếm các đối tác, nhà thầu cùng cung cấp các sản phẩm, giải pháp trong tòa nhà. Bởi lẽ, mỗi doanh nghiệp sẽ có một năng lực cạnh tranh khác nhau, không giống nhau. Thông qua việc liên kết, các doanh nghiệp sẽ bổ sung điểm mạnh cho nhau, tăng cường sức mạnh tập thể, tăng cường tính cạnh tranh. Ngoài ra, mô hình liên kế kiểu này sẽ giảm chi phí đầu tư, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian. Mô hình liên kế này phù hợp với Doanh nghiệp khi tham gia các dư án lớn.

- Công ty cần thực hiện một số chính sách marketing cho người bán. Đặt mối quan hệ và chữ tín lên hàng đầu. Cố gắng hết sức trong việc thanh toán cho những đối tác mà doanh nghiệp cần có sự liên kết. Sẵn sàng giúp đỡ đối tác trong phạm vi có thể.

4.2.3.3. Phấn đấu giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm

Đây là biện pháp cơ bản nhất để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty. Phấn đấu tiết kiệm mọi chi phí sản xuất, chi phí quản ly, nâng cao chất lượng công trình tạo uy tín trên thị trường để nâng cao sức cạnh tranh của Công ty. Đồng thời tổ chức sử dụng nhân công hiệu quả, tiết kiệm. Để hạ thấp giá thành công trình thì công ty cần thực hiện tốt các biên pháp sau:

a. Tiết kiệm nguyên vật liệu trực tiếp

phần quan trọng vào việc giảm chi phí và hạ giá thành công trình. Bởi vì thực tế trong 2 năm qua giá vốn công trình chiếm tỷ trọng rất lớn so với doanh thu thuần mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lại chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của công trình.

- Công ty cần phải giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu trước khi đưa vào xây dựng, và giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong mỗi công trình. Muốn vậy ngay từ khi lập kế hoạch, lúc thiết kế phải có sự thống nhất giữa kế hoạch xây dựng với kế hoạch cung ứng vật tư như xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu cụ thể cho mỗi công trình.

- Có điều kiện bảo quản tốt vật liệu xây dựng, phải quy trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị trong khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản vật liệu để giảm tỷ lệ hao hụt xuống mức thấp nhấp

b. Giảm chi phí khấu hao hàng tồn kho.

Cơ cấu chi phí khấu hao hàng tồn kho chiếm ty trọng lớn trong vốn lưu động gần 30%. Công ty cần phải có biện pháp để làm giảm chi phí này xuống mức thấp nhất. Kiểm soát tốt sẽ giúp doanh nghiệp có vốn để đầu tư và tái sản xuất. Các biện pháp kiểm soát chi phí khấu hao hàng tồn kho gồm;

- Trước khi thực hiện một dự án, doanh nghiệp cần phải có một tiến độ chính xác. Để căn cứ vào đó, xây dựng kế hoạch mua sắm và làm việc với các đơn vị cung cấp vât tư. Đảm bảo rằng khi vật tư được mua về sẽ bàn giao ngày tới các công trình để từ đó thu hồi chi phí mua hàng nhanh nhất, giải phóng hàng tồn kho.

- Căn cứ vào tiến độ thực tế trên công trường. Doanh nghiệp sẽ vạch ra thời gian mua sắm, bàn giao thiết bị để tránh hàng hóa mua về phải để lưu kho.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Metronic Việt Nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w