II Phân theo nhóm nợ 1,400,33 2 100 1,771,402 100 2,080,941
AGRIBANK ĐĂKLĂK
4.5.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
̵ Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các quy chế, quy định và môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro, các mức trích lập cũng như danh mục nội dung cần trích lập để các tổ chức tín dụng chủ động trong vấn đề giải quyết các khoản nợ có vấn đề của mình, trong đó có cơ chế trích lập dự phòng rủi ro đặc thù đối với cho vay hộ đồng bào dân tộc.
̵ Một số vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật như Luật các tổ chức tín dụng, Điều 52, khoản 2 có nói rõ là các tổ chức tín dụng có quyền
phát mãi tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện trách nhiệm hoặc có quyền khởi kiện nếu khách hàng không trả nợ được. Nhưng theo Nghị định 86/CP thì Ngân hàng không có quyền bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp. Ngoài ra đặc thù tại địa phương Tỉnh Đăk Lăk rất khó khi xử lý tài sản bảo đảm của các đồng bào dân tộc.
̵ Cần có cơ chế đặc thù về bảo hiểm tín dụng: (i) Nâng mức bảo hiểm tín dụng lên theo yêu cầu của khách hàng, ngoài ra bảo hiểm tín dụng còn có nghĩa vụ phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức các biện pháp đề phòng, ngăn chặn, hạn chế các tổn thất xảy ra đảm bảo an toàn cho các công ty bảo hiểm cũng như an toàn cho các Ngân hàng thương mại; (ii) Bảo hiểm tín dụng thu hút được nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm nên có khả năng thanh toán nhanh, kịp thời bù đắp khi có tổn thất lớn đồng thời phát huy được tính cộng đồng, tính tương trợ giữa khách hàng và Ngân hàng.