Những kiến nghị, đề xuất áp dụng đối với hộ đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 95 - 97)

II Phân theo nhóm nợ 1,400,33 2 100 1,771,402 100 2,080,941

4.5.5Những kiến nghị, đề xuất áp dụng đối với hộ đồng bào dân tộc

AGRIBANK ĐĂKLĂK

4.5.5Những kiến nghị, đề xuất áp dụng đối với hộ đồng bào dân tộc

̵ Hàng năm cán bộ ngân hàng phải lập hồ sơ kinh tế tại địa phương, nắm bắt đầy đủ, chính xác các thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để Ngân hàng xem xét, tư vấn và xác định mức vốn đầu tư hợp lý, phù hợp với năng lực quản lý của từng hộ đồng bào.

̵ Phải có ý thức tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm của những người xung quanh và tích luỹ kinh nghiệm, tích luỹ những kiến thức khoa học kỹ thuật về những đối tượng mà mình sắp đầu tư trước khi vay vốn Ngân hàng.

̵ Quá trình sản xuất và tiêu dùng phải có kế hoạch tiết kiệm để tích luỹ vốn thực hiện vốn tự có tối thiểu phải tham gia đủ tỷ lệ quy định, vốn vay Ngân hàng chỉ là vốn bổ sung.

̵ Chấp hành nghiêm túc các quy định, điều kiện, thể lệ tín dụng của Ngân hàng. Có ý thức trách nhiệm trong quá trình quản lý và sử dụng vốn vay, sòng phẳng trong quan hệ tín dụng.

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay của Agribank Đăk Lăk chủ yếu tập trung vào các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trong nông nghiệp, phục vụ phát triển nông thôn trong đó cho vay hộ sản xuất là đối tượng chủ đạo. Đặc thù trong cho vay hộ sản xuất là các hộ đồng bào dân tộc tại địa phương, với doanh thu chiếm tỷ lệ đến 30% doanh thu của đơn vị.

Thu nhập từ tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của chi nhánh Tỉnh Đăk Lăk hiện nay và trong thời gian tới, chiếm 90% tổng lợi nhuận của đơn vị, trong đó doanh số cho vay đối với các hộ đồng bào dân tộc chiếm 30%/doanh thu. Do đó, việc quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ đồng bào dân tộc là vấn đề cần thiết, sống còn của chi nhánh.

Việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động cho vay đối với hộ đồng bào

dân tộc tại Agribank ĐăkLăk” đã giải quyết được những nội dung chủ yếu sau:

1. Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng, cụ thể là quản trị hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất.

2. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất, hộ đồng bào dân tộc tại Agribank ĐăkLăk, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, hạn chế và nguyên nhân gây ra trong quá trình cấp tín dụng đối với hộ đồng bào dân tộc.

3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao công tác quản lý hoạt động cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc của Agribank ĐăkLăk trong thời gian tới và những kiến nghị cho việc triển khai các giải pháp trong thực tế.

Do kiến thức, số liệu phân tích và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong việc nghiên cứu. Ngoài những kết quả đóng góp của luận văn cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để hoàn thiện công tác quản lý tín dụng, nhất là công tác quản lý hoạt động tín dụng đối với hộ đồng bào dân tộc. Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của quý thầy cô và các đồng nghiệp để bản thân có điều kiện tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 95 - 97)