a. Giám sát quá trình cho vay
Hiệu quả của các quyết định cho vay tốt và tổ chức các khoản vay một cách chính xác phụ thuộc vào việc giám sát các khoản vay. Nhận biết các dấu hiệu suy
giảm tại một thời điểm ban đầu là một mục tiêu chủ yếu của việc giám sát tín dụng tốt. Thực hiện việc giám sát, cán bộ tín dụng cần phải tiến hành các công việc sau:
̵ Đến thăm cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi đã hoàn tất việc đầu tư từ nguồn vốn vay, trao đổi với hộ vay những vấn đề liên quan đến món vay, tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh.
̵ Giám sát sự tuân thủ thỏa thuận hoàn trả của hộ vay vốn. Đồng thời cần kiểm soát cả sự tham gia của hộ vay vào hợp đồng khác đã ký liên quan đến khoản vay.
̵ Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ. ̵ Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay:
+ Đối với các tài sản đảm bảo là động sản như máy móc, thiết bị, nhà kho, xưởng sản xuất,… cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu, người sử dụng, bảo quản, mục đích sử dụng có thay đổi không? Tình hình sản xuất công năng, hoa lợi? Những biến động về giá trị tài sản do tăng, giảm giá thị trường, do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản.
+ Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ ba, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu.
̵ Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác. ̵ Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu nhập khác.
̵ Định kỳ thẩm tra vị trí, điều kiện và giá trị hiện tại của tài sản thế chấp. Cũng cần phải kiểm tra định kỳ về cơ ngơi, thiết bị và tài sản dự trữ của hộ vay.
̵ Giám sát các kỳ giải ngân theo hạn mức tín dụng hoặc cam kết vay vốn để chắc chắn rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Việc sử dụng vốn vay sai mục đích nghiêm trọng không kém việc thay đổi cam kết trả nợ.
b. Thu nợ, xử lý các khoản cho vay có vấn đề
Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng
trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.
Khoản cho vay có vấn đề đó là những khoản cho vay không thu hồi được hoặc có dấu hiệu có thể không thu được theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khoản vay có vấn đề được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ những khoản vay đã quá hạn thanh toán, thanh toán không đúng kỳ hạn mà bao gồm cả những khoản vay trong hạn nhưng có dấu hiệu không an toàn có thể dẫn tới rủi ro cho ngân hàng mà hậu quả của nó là có thể làm mất vốn, mất thu nhập của ngân hàng.
Quản trị khoản cho vay có vấn đề là toàn bộ quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản cho vay có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tiến tới quản trị khoản cho vay có vấn đề theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Để quản trị khoản cho vay có vấn đề có hiệu quả, điều quan trọng nhất đối với các nhà quản lý ngân hàng là phải sớm nhận biết những khoản nợ có vấn đề, từ đó phân loại khoản vay và có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.
Dấu hiệu để nhận biết khoản cho vay có vấn đề là:
̵ Khách hàng chậm trả nợ lãi và gốc cho ngân hàng nhiều lần theo định kỳ đã được thỏa thuận.
̵ Sử dụng vốn sai mục đích.
̵ Khách hàng chậm trễ trong việc cam kết trả lãi định kỳ cho ngân hàng. ̵ Khách hàng từ chối tiếp xúc với nhân viên ngân hàng.
̵ Khi ngân hàng nhận thấy có sự thay đổi bất thường trong cơ cấu nợ của khách hàng. Cơ cấu nợ được tính bằng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.
̵ Khi có sự tranh chấp về tài sản được dùng thế chấp cho khoản vay.
̵ Khi ngân hàng được các thông báo về thiếu nợ thuế hay những kiện tụng liên quan đến khách hàng.