Công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 49 - 52)

III. Theo độ tuổ

a. Công tác huy động vốn

Huy động vốn là một trong hai nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại, nên những năm qua Giám đốc Agribank ĐăkLăk luôn quan tâm chỉ đạo sát sao, kết quả Agribank ĐăkLăk luôn là ngân hàng thương mại có tỷ trọng nguồn vốn lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại toàn tỉnh.

Agribank ĐăkLăk thực hiện khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và ngoài nước.

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, các nhân trong nước và ngoài nước theo quy định

của Agribank. Công tác huy động vốn tốt là tiền đề quyết định mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. Vốn nhiều hay ít quyết định quy mô mở rộng hay thu hẹp hoạt động, quyết định năng lực và vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thương trường và chủ động nguồn vốn để cho vay. Vì vậy, ngân hàng đã tích cực tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, củng cố đội ngũ nhân viên, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật … Từ đó tạo uy tín, thương hiệu, tạo lòng tin của khách hàng với phương châm “chữ tín quý hơn tiền”. Bảng số liệu cho thấy tình hình nguồn vốn của Agribank ĐăkLăk đều có sự tăng trưởng qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷ lệ, cụ thể năm 2010 tăng so với năm 2009 là 881.758 triệu đồng, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 470.488 triệu đồng và năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.086. 215 triệu đồng; năm 2013 tăng so với năm 2012 là 572.631 triệu đồng. Mặc dù trong thời gian qua lãi suất thị trường biến động mạnh, lạm phát cao, mất giá đồng tiền nhiều khách hàng đã đầu tư vốn vào lĩnh vực khác nhưng vốn huy động tại Chi nhánh vẫn tăng, đặc biệt trong năm 2012 và năm 2013 vốn huy động tăng khá. Có được kết quả như vậy là do có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đồng thời ngân hàng đã tích cực tuyên truyền, tiếp thị, thực hiện đa dạng hình thức gửi tiền cũng như tăng cường mở rộng địa bàn mạng lưới đồng thời thay đổi phong cách giao dịch tiếp cận khách hàng, huy động với nhiều hình thức phong phú hấp dẫn...

Biểu 3.3: Phân loại vốn huy động theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. TG TCKT 896.919 989.578 641.005 1.013.422 1.061.647 2. TG KBNN&BHXH 41.174 72.492 76.300 102.029 176.495 3. TG, vay TCTD khác 5.064 9.147 9.837 27.162 35.790 4. TG dân cư 1.685.029 2.438.727 3.253.290 3.924.035 4.365.346 Tổng cộng 2.628.18 6 3.509.94 4 3.980.43 2 5.066.647 5.639.278

Biểu đồ 3.1: Huy động vốn theo thành phần kinh tế năm 2009-2013

Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Vốn từ dân cư gửi vào ngân hàng phần lớn dưới dạng gửi tiết kiệm hoặc mua kỳ phiếu, trái phiếu. Năm 2010 tỷ trọng tiền gửi dân cư là 69,48%, tăng 753.698 triệu đồng so với năm 2009. Năm 2011 tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 81,73, tăng 814.563 so với năm 2010; năm 2012 tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 77,44%, tăng 670.745 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm 77,40%, tăng 441.311 triệu đồng so với năm 2012. Đây là nguồn vốn ổn định vững chắc để chủ động mở rộng đầu tư tín dụng, điều đó chứng tỏ Agribank ĐăkLăk đã quan tâm chú trọng trong lĩnh vực huy động từ tiền gửi dân cư, mở rộng địa bàn hoạt động đến khu dân cư, tuyên truyền quảng bá rộng rãi, đa dạng hóa các hình thức tiền gửi nhằm khai thác khả năng tiềm tàng nguồn vốn nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư để đáp ứng nhu cầu vốn, cho vay kinh tế hộ sản xuất nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương. Đó cũng là mục tiêu chung của Agribank ĐăkLăk tiến tới cân đối được nguồn vốn tại chỗ tránh sự phụ thuộc vào nguồn vốn cấp trên.

Ngoài nguồn tiền gửi dân cư, Agribank ĐăkLăk còn tranh thủ nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế xã hội như tiền gửi kho bạc, bảo hiểm, tiền gửi của các Tổ chức kinh tế, tuy nguồn vốn này thiếu tính ổn định nhưng đây là nguồn vốn có lãi suất

thấp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng.

Tóm lại, xác định được tầm quan trọng trong công tác nguồn vốn, ban giám đốc không ngừng chỉ đạo, đưa ra các giải pháp linh hoạt và hiệu quả nhằm khơi tăng nguồn vốn tại địa phương đảm bảo có nguồn vốn để duy trì và hoạt động, mở rộng tín dụng theo định hướng phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w