Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 83 - 87)

II Phân theo nhóm nợ 1,400,33 2 100 1,771,402 100 2,080,941

1 Thu nhập từ cho vay

3.5.2.1 Nguyên nhân khách quan

̵ Trong các năm vừa qua tình hình nền kinh tế của thế giới và nước ta có nhiều biến động bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng: giá cả các loại hàng hoá tăng cao dẫn tới chi phí của ngân hàng cũng tăng trong khi đó lại khó tăng trưởng tín dụng kéo theo gánh nặng lớn về tài chính của ngân hàng. Đứng trước tình hình biến động của nền kinh tế, Chính phủ đã đề ra hàng loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát và cùng với đó thì việc hạn chế tín dụng, giảm cung tiền từ các NHTM được NHNN sử dụng như một công cụ chủ đạo.

̵ Hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn bởi khí hậu, thời tiết, giá cả các mặt hàng nông sản tăng chậm hơn so với lạm phát làm cho khách hàng của ngân hàng chủ yếu là nông nghiệp bị thua lỗ nặng nề, điều này dẫn đến việc thanh toán đúng hạn và đầy đủ vốn vay ngân hàng là hết sức khó khăn.

năng trả nợ của khách hàng và áp lực lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra rủi ro đạo đức ngày càng tăng, nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ đã bỏ trốn để lại nhiều hậu quả cho ngân hàng và cho các đối tượng có quan hệ làm ăn có liên quan. 3.5.2.2 Nguyên nhân chủ quan

̵ Chi nhánh chưa đa dạng hoá được loại hình tín dụng mà mới chỉ thực hiện việc cho vay trực tiếp đến cá nhân, hộ sản xuất ở quy mô nhỏ thuộc quyền phán quyết; tỷ lệ cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ.

̵ Chất lượng thẩm định hồ sơ tín dụng chưa cao, đa số cán bộ tín dụng đều tự học hỏi các hồ sơ thẩm định trước, trong khi đó thực sự tình hình sản xuất của khách hàng đã biến động hàng năm về quy mô, lĩnh vực hoạt động hay đối tượng đầu tư nên cán bộ tín dụng chưa nắm bắt được kỹ tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

̵ Số lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ nên việc kiểm tra đối chiếu sau khi cho vay thường xuyên là rất khó thực hiện, nên việc phân loại khách hàng thiếu chính xác, có khi cảm tính. Số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thường xuyên ít, chủ yếu mới là việc kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra chéo địa bàn của CBTD. Thực hiện phân loại, đánh giá khách hàng chưa được làm thường xuyên mà mới chỉ dừng việc phân loại 1năm/2lần.

̵ Việc triển khai phần mềm hiện đại hoá ngân hàng chưa tốt nên dữ liệu báo cáo và thông tin về khách hàng còn phân tán, không chi tiết, cập nhật chưa kịp thời.

̵ Việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ tại chỗ mới chỉ dừng ở việc triển khai văn bản, quy định mà chưa thực sự nghiên cứu trao đổi và bàn luận sâu sắc về các vấn đề và nghiệp vụ mới đặt ra.

̵ Có chính sách khuyến khích cán bộ huy động nguồn vốn nhưng chưa thực hiện được việc khoán chỉ tiêu huy động nguồn vốn theo từng cán bộ và theo địa bàn.

̵ Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu Agribank mới chỉ dùng ở việc quảng cáo tại trụ sở giao dịch, phát tờ rơi quảng cáo khi có chỉ định mà chưa chủ động tổ chức chiến dịch quảng bá các dịch vụ do ngân hàng đem lại hoặc kinh phí cho việc

quảng cáo không tự quyết định mà phải xin ý kiến của ngân hàng cấp trên.

̵ Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thường hiểu biết kiến thức khoa học về trồng trọt, chăn nuôi thấp hơn so với đồng bào kinh do đó cần phải thực hiện liên tục công tác khuyến nông, mở các lớp đào tạo kỹ thuật về nông nghiệp.

̵ Phong tục, tập quán của một số đồng bào dân tộc còn lạc hậu, khả năng canh tác, trồng trọt, chăn nuôi còn mang tính tự phát, hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao. Do đó khi cho vay cán bộ tín dụng phải xếp loại khách hàng và tư vấn phù hợp với trình độ, năng lực, phong tục cúa từng địa phương.

̵ Hiện nay việc quản lý cho vay của chi nhánh tập trung chính là hộ sản xuất, tuy nhiên chưa có chương trình quản lý riêng đối với cho vay các hộ đồng bào dân tộc, công tác thống kê còn mang tính thủ công nên chưa đánh giá đầy đủ được hiệu quả kinh tế đối với đối tượng khách hàng này.

̵ Quy trình cho vay, kiểm soát khoản vay đối với các hộ đồng bào dân tộc vẫn thực hiện chung với cho vay các hộ sản xuất khác nên chưa phân tích hết được các đặc thù như phong tục, tập quán, kỹ năng sản xuất của từng dân tộc, địa phương để đề ra biện pháp quản lý tốt nhất.

̵ Quy mô sản xuất của các hộ đồng bào dân tộc đa số là nhỏ, diện tích trồng trọt chỉ có khoảng 0,8 đến 1,5 ha, chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô khoảng 10 con, thu nhập hàng năm 70 triệu đồng/hộ nên chỉ đủ để tiêu dùng, rất khó có nguồn tích luỹ để phát triển quy mô sản xuất.

̵ Một số hộ đồng bào dân tộc còn có tính dựa dẫm vào các cơ chế hỗ trợ của nhà nước nên chưa chú trọng trong việc phát triển sản xuất.

̵ Công tác khuyến nông còn thực hiện đại trà cho tất cả các hộ sản xuất, chưa có chương trình riêng để hỗ trợ cho các đối tượng là hộ đồng bào dân tộc để họ có kiến thức về thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.

̵ Hạ tầng cơ sở nông thôn tại địa phương chưa được chính phủ chú trọng đầu tư như đường giao thông, thuỷ lợi, cơ sở chế biến để tạo cơ hội cho các hộ đồng bào vận chuyển, bán sản phẩm giá hợp lý, có hiệu quả kinh tế.

bảo hiểm trong nông nghiệp, cũng như là sự liên kết hỗ trợ của các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

̵ Chính quyền địa phương cũng chưa có quy hoạch cụ thể cho các hộ đồng bào dân tộc về đất ở, đất sản xuất để học yêm tâm sản xuất, làm giàu trên mảnh đất của mình.

̵ Các hộ đồng bào dân tộc hầu hết đều chưa được tạo đạo bài bản các kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cũng như các kiến thức về thị trường, cung - cầu của các sản phẩm nông nghiệp.

̵ Ngân hàng chưa có chính sách, cơ chế đặc thù để hỗ trợ tín dụng đối với các hộ đồng bào dân tộc tại địa phương.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w