Lập kế hoạch cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc a.Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 58 - 63)

III. Chênh lệch thu nhập trừ

3.2Lập kế hoạch cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc a.Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

a. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

̵ Đối với khách hàng quan hệ vay vốn lần đầu:

+ Tiếp nhận nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng cung cấp giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu, các thông tin cần thisết và thiết lập hồ sơ vay vốn.

+ Giới thiệu danh mục sản phẩm, dịch vụ của Agribank và phối hợp với các bộ phận có liên quan hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ (nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng);

+ Phối hợp với bộ phận khách hàng thực hiện đăng ký thông tin và cấp mã khách hàng theo quy định hiện hành của Agribank (nếu khách hàng chưa được cấp mã).

̵ Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Agribank:

+ Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho vay;

+ Phối hợp với bộ phận khách hàng thực hiện đăng ký sửa đổi, bổ sung thông tin khách hàng theo quy định.

b. Phân tích tín dụng

Người thẩm định tiến hành thu thập tài liệu, thông tin cần thiết về khách hàng, khoản vay để thực hiện các nội dung sau:

̵ Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn;

tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước (trừ trường hợp không phải tra cứu thông tin theo chính sách tín dụng của Agribank từng thời kỳ), chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank.

̵ Thẩm định các điều kiện vay vốn:

+ Đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người đứng tên vay và người thực hiện/người tham gia thực hiện dự án, phương án vay vốn, trường hợp người vay vốn không đồng thời là người thực hiện dự án, phương án vay vốn;

+ Đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay vốn;

+ Phân tích đánh giá khả năng tài chính của khách hàng;

+ Phân tích đánh giá tính khả thi, hiệu quả của Dự án/Phương án vay vốn; + Việc áp dụng bảo đảm tiền vay và thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay. 3.3 Tổ chức hoạt động cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc

a. Đưa ra quyết định cho vay

̵ Dựa trên đánh giá, phân tích các điều kiện vay vốn của khách hàng, cán bộ thẩm định trình người có thẩm quyền kiểm soát và phê duyệt khoản vay.

b. Ký hợp đồng tín dụng ̵ Soạn thảo Hợp đồng

+ Soạn thảo Hợp đồng tín dụng, nội dung soạn thảo phải phù hợp với quyết định phê duyệt cho vay và các điều kiện giải ngân (nếu có);

Đối với khách hàng vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank nơi cho vay có thể sử dụng Sổ vay vốn theo mẫu quy định của Agribank.

+ Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản): được soạn thảo theo hướng dẫn tại quy định về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng của Agribank.

+ Phối hợp cùng khách hàng điền các thông tin trên đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm theo mẫu quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với Hợp đồng bảo đảm tiền vay.

̵ Kiểm soát nội dung hợp đồng

Kiểm soát nội dung HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay, đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm phù hợp với phê duyệt cho vay, quy định của pháp luật và của Agribank;

+ Ký nháy từng trang của Hợp đồng và trình Người có thẩm quyền. + Ký kết hợp đồng TD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay

+ Thực hiện: Người có thẩm quyền (thực hiện theo quy định về ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Người đại diện theo pháp luật).

 Xem xét các nội dung trên các HĐTD và Hợp đồng bảo đảm tiền vay, đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;

 Thực hiện ký kết HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có) và đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm.

 Yêu cầu người quản lý khoản vay phối hợp khách hàng thực hiện thủ tục chứng thực/công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật, quy định của Agribank. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Giải ngân

̵ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân:

+ Tiếp nhận hồ sơ giải ngân của khách hàng gồm: chứng từ hạch toán giải ngân (Giấy lĩnh tiền vay, Ủy nhiệm chi), chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn (Trường hợp tại thời điểm giải ngân khách hàng chưa có chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay thì phải có văn bản cam kết bổ sung trong vòng 30 ngày);

+ Kiểm tra tính phù hợp giữa chứng từ hạch toán giải ngân, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và nội dung HĐTD;

+ Lập Báo cáo đề xuất giải ngân và cùng khách hàng lập Giấy nhận nợ ,đối với trường hợp giải ngân từ 2 lần trở lên; ký tên và ghi các nội dung cần thiết vào HĐTD, phần theo dõi phát tiền vay và kỳ hạn trả nợ đối với giải ngân một lần;

+ Trình hồ sơ giải ngân cho Người kiểm soát khoản vay. ̵ Kiểm soát và phê duyệt hồ sơ giải ngân

3.4 Giám sát quá trình cho vay và thu nợ, xử lý các khoản cho vay có vấn đề đối với hộ đồng bào dân tộc

a. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

Thực hiện kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm (nếu có), tình hình trả nợ và thực hiện cam kết theo HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay của khách hàng.

̵ Nội dung kiểm tra, giám sát: Việc sử dụng vốn vay thực tế so với mục đích đã thoả thuận; Tiến độ thực hiện và hiệu quả phương án vay vốn, dự án vay vốn; Tình hình trả nợ gốc, lãi và phí; Tình hình tài sản bảo đảm (biến động, giảm giá, hư hỏng...); Chấm điểm, xếp hạng khách hàng nội bộ; Kiểm tra xác định những rủi ro bất khả kháng (nếu có); Đề xuất biện pháp xử lý qua kiểm tra, giám sát; Các trường hợp phải thực hiện kiểm tra và giám sát thường xuyên; Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoản nợ quá hạn; Các khoản nợ đã phân loại vào nhóm nợ xấu; Đối với khoản vay thuộc điểm a và b, khoản 2 Điều này Agribank nơi cho vay phải báo cáo Agribank nơi phê duyệt theo quy định từng thời kỳ.

̵ Thời gian kiểm tra, giám sát được thực hiện theo quy định hiện hành của Agribank. Việc kiểm tra sau khi cho vay phải được lập thành biên bản và lưu cùng hồ sơ cho vay.

b. Thu nợ, xử lý các khoản nợ có vấn đề ̵ Thu hồi nợ

+ Theo dõi, thông báo, đôn đốc thu hồi nợ

 Thường xuyên theo dõi, chủ động nắm bắt những khoản nợ đến hạn, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;

 Thông báo nợ gốc, lãi đến hạn và phí (nếu có) cho khách hàng trước ít nhất 05 (năm) ngày làm việc để khách hàng chuẩn bị nguồn tiền trả nợ;

 Đôn đốc khách hàng trả nợ các khoản nợ đến hạn, quá hạn và nợ đã xử lý rủi ro.

 Theo dõi, giám sát nguồn tiền của khách hàng để phối hợp với GDV trong quá trình thu nợ.

+ Trật tự thu nợ

 Thu nợ nội bảng trước, thu nợ ngoại bảng sau;

 Thu nợ quá hạn trước, thu nợ đến hạn sau;

 Khoản nợ đến hạn trước thu trước, khoản nợ đến hạn sau thu sau;

 Trường hợp khách hàng không đủ tiền thu hết nợ gốc và lãi, phí của một khoản nợ, thực hiện thu theo tỷ lệ tương ứng giữa số nợ gốc và lãi phải trả.

 Trường hợp xác định được nguồn thu từ HĐTD cụ thể, khoản nợ gắn với tài sản được bảo đảm cụ thể.

 Các trường hợp khác như: thi hành án, xử lý tài sản bảo đảm, xử lý thu hồi nợ do vi phạm HĐTD...

̵ Xử lý các khoản nợ có vấn đề

Khi ngân hàng xảy ra khoản cho vay có vấn đề cần có các biện pháp xử lý như sau:

Một là, theo dõi, giám sát đặc biệt đối với các khoản vay có vấn đề.

Hai là, tìm kế hoạch sửa chữa: khi ngân hàng giúp hộ vay giải quyết vấn đề khó khăn và giúp hộ vay sản xuất kinh doanh phát triển thì trong vài năm tới ngân hàng sẽ có một khách hàng trung thành và như vậy ngân hàng sẽ được lòng đối với khách hàng. Kế hoạch sửa phải xác định được tất cả các nguồn chi trả, số lượng hoàn trả lấy từ các nguồn đó và thời điểm dự đoán khi kế hoạch đã sẵn sàng. Để kế hoạch thành công ngân hàng cần phải tiến hành giám sát liên tục, hộ vay phải cung cấp báo cáo thường xuyên, mở rộng nguồn thông tin với ngân hàng.

Ba là, tăng thêm tài sản thế chấp hoặc bán tài sản thế chấp không cần thiết trong hoạt động kinh doanh.

Bốn là, gia hạn, cơ cấu, kéo dài thời hạn trả nợ hoặc cho vay tiếp để phục hồi sản xuất kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm là, phân tích kết quả: nếu các quan sát và phân tích của ngân hàng báo hiệu là chương trình sữa chữa khoản vay vẫn thực hiện tốt thì vấn đề chỉ còn là thời gian và công tác giám sát việc sữa chữa đó.

biện pháp chỉnh sửa mà không có hiệu quả. Việc thu hồi được dựa trên nguyên tắc là: Tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có; Tận dụng hết tài sản có của hộ vay để chuyển hóa thành tiền mặt; Buộc hộ vay phải bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ ở mức giá hợp lý để có khả năng thanh toán cho ngân hàng; Ngân hàng nên cố gắng bằng mọi cách duy trì mối quan hệ với hộ vay và tư vấn, giúp đỡ họ về việc tái tài trợ, thanh lý tài sản hoặc các phương pháp khác để tăng thêm tiền trả cho các khoản vay.

3.3.2 Tình hình cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc tạiAgribank Đăk Lăk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 58 - 63)