Rà soát quy trình thẩm định, tái thẩm định cho vay hộ sản xuất, trong đó xem xét đặc thù các chính sách cho vay đối với các hộ đồng bào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 89 - 90)

II Phân theo nhóm nợ 1,400,33 2 100 1,771,402 100 2,080,941

AGRIBANK ĐĂKLĂK

4.3 Rà soát quy trình thẩm định, tái thẩm định cho vay hộ sản xuất, trong đó xem xét đặc thù các chính sách cho vay đối với các hộ đồng bào

trong đó xem xét đặc thù các chính sách cho vay đối với các hộ đồng bào dân tộc

Việc xem xét các điều kiện cho vay đối với khách hàng được chặt chẽ thì hạn chế các yếu tố rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng.

Ngày nay, mọi nhân tố của nền kinh tế luôn biến động không ngừng và phát sinh rất nhiều yếu tố mà quy trình thẩm định đã thiết lập không dự báo hết được do vậy việc rà soát tất cả các bước của quy trình thẩm định, tái thẩm định quyết định tới chất lượng của một khoản vay.

Không chỉ đảm bảo tính chặt chẽ trong thẩm định, tái thẩm định mà còn phải đảm bảo được yêu cầu xử lý nhanh thông tin, đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay một cách nhanh chóng, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác, tạo niềm tin và cơ hội cho khách hàng thực hiện được phương án dự án của họ.

Khi cho vay các hộ đồng bào dân tộc phải đánh giá bốn yếu tố chính: tư cách, mục đích khoản vay, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo cho khoản vay. Để tiện theo dõi, người ta chia làm hai nhóm dữ liệu cần phân tích trước khi cho vay đưa ra quyết định cho vay: (i) Những dữ liệu định lượng: như phân tích các tỷ lệ tài chính, dự toán chi tiêu tiền mặt, phân tích điểm hoà vốn, phân tích độ nhạy cảm. Ta có thể coi việc phân tích mặt định lượng này là khoa học cho vay; (ii) Những dữ kiện định tính như: đánh giá tư cách người vay, khả năng quản lý, phân tích ngành, nền kinh tế, cung cầu đối với sản phẩm. Ta có thể coi mặt định tính này là năng lực, độ nhạy cảm của từng cán bộ tín dụng đối với khách hàng.

Đổi mới, thống nhất các biện pháp xử lý khoản vay có vấn đề. Các khoản vay có vấn đề gồm có hai loại: một là những khoản vay chưa đến hạn nhưng cán bộ đã xác định chắc chắn rằng hộ vay sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ, thứ hai là những

khoản vay đến hạn mà kháchn hàng không trả được nợ.

Với khoản vay thứ nhất, thì ngân hàng cần tiến hành các biện pháp: (i) Xác định mức độ của vấn đề và nguyên nhân; (ii) Gặp gỡ, trao đổi với hộ vay để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn; (iii) Đề xuất phương án khắc phục: tư vấn cho khách hàng về thị trường, hướng sản xuất, đề nghi cải thiện bộ máy quản lý, yêu cầu tăng thêm tài sản thế chấp.

Đối với những khoản nợ quá hạn, phương án xử lý phải dựa trên nguyên tắc hai bên có thỏa thuận rõ ràng về thời gian, giãn nợ; giảm, xóa lãi; xử lý tài sản đảm bảo, với những tài sản bị vướng mắc về mặt pháp lý cần phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Áp dụng các quy chế liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp của Chính Phủ về bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế tài sản thế chấp bị tồn đọng.

4.4 Hoàn thiện tổ chức bộ máy tín dụng, quy trình cho vay đối với hộđồng bào dân tộc tại Agribank Đăk Lăk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w