Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 91 - 93)

II Phân theo nhóm nợ 1,400,33 2 100 1,771,402 100 2,080,941

AGRIBANK ĐĂKLĂK

4.5.1 Đối với Nhà nước

Một là, Nhà nước cần sớm ban hành cơ chế chính sách về bảo hiểm đối với nông nghiệp. Việc cho vay các hộ đồng bào dân tộc sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, giá cả đầu ra không ổn định của các sản

phẩm nông nghiệp, cụ thể như giá cả cà phê, hồ tiêu, cao su liên tục biến động làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ đồng bào dân tộc cũng như lợi nhuận và sự an toàn vốn của ngân hàng.

Hai là, Cần có sự hỗ trợ về chính sách thuế, đào tạo thông qua các dự án phát triển của chính phủ. Năng suất, trình độ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ đồng bào dân tộc thường thấp hơn mức bình quân chung do khả năng nắm bắt thông tin, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, khả năng canh tác chậm.

Ba là, Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn cho các vùng đồng bào dân tộc để đảm bảo giá cả vận chuyển hàng hóa phù hợp, cạnh tranh.

Bốn là, Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm đến các hộ đồng bào dân tộc theo cách đặc thù, khác với các vùng, miền khác như trình diễn mô hình cụ thể kèm theo các tài liệu hướng dẫn bằng tiếng dân tộc để đồng bào dễ đọc, hiểu và thực hiện.

Năm là, Thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác, bảo đảm công bằng xã hội. Tăng cường công tác chỉ đạo và tập trung triển khai kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, ưu tiên thực hiện tại các xã khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, phấn đấu tăng tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số đạt 15% trong tổng biên chế. Tổ chức tốt việc giáo dục và nuôi dưỡng học sinh dân tộc tại các trường nội trú, trường dạy nghề. Đồng thời, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ bằng nhiều hình thức thích hợp để có được những điều kiện sống thiết yếu, nâng cao dần mức hưởng thụ văn hoá tinh thần và vật chất cho đồng bào dân tộc.

Sáu là, có cơ chế về chính sách đất đai: (i) Cần thực hiện chính sách đồn điền, dồn thửa trên cơ sở xây dựng tiêu chí phân loại đất đai, hệ số quy đổi. Tiến hành giao quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp để các hộ đồng bào dân tộc chủ động đầu tư sản xuất; (ii) Thực hiện chính sách sang, nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất để có cơ hội tích tụ ruộng đất; (iii) Có chính sách khuyến khích hộ đồng bào dân tộc có vốn, có điều kiện sản xuất không nhất thiết phải là người địa phương nhận thuê,

sang nhượng quyền sử dụng đất để phát trển sản xuất nông, lâm nghiệp.

Bảy là, định hướng, quy hoạch phát triển hàng hóa: Nhà nước cần có biện pháp cụ thể, hỗ trợ có hiệu quả về giống cây trồng, vật nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo ổn định, tránh gây thiệt hại cho hộ đồng bào dân tộc.

Tám là, đưa khoa học kỹ thuật đến các hộ đồng bào dân tộc: (i) Các cơ quan nghiên cứu về khoa học công nghệ nông – lâm nghiệp có trách nhiệm giúp địa phương quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp ngắn và dài hạn với mục đích phục vụ hộ đồng bào dân tộc; (ii) Xây dựng và củng cố hệ thống khuyến nông để giúp hộ đồng bào dân tộc hiểu biết về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, kỹ thuật canh tác; (iii) Tổ chức liên kết, liên doanh giữa các nhà khoa học, tổ chức khoa học với hộ đồng bào dân tộc trong việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Chín là, cơ chế, chính sách tín dụng: (i) Nhà nước cần cân đối các nguồn vốn đầu tư thích đáng cho nông nghiệp. So với sự đóng góp của kinh tế nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân thì đầu tư cho nông nghiệp nhiều năm nay còn quá thấp (11-14% vốn đầu tư ngân sách của Nhà nước). Vốn đầu tư ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng phải thiết thực, chất lượng để người đồng bào dân tộc được thụ hưởng; (ii) Cần có chính sách thu hút đầu tư của nước ngoài, bởi đây là khu vực kém hấp dẫn đầu tư, đến nay nông nghiệp nước ta chỉ thu hút khoảng từ 3-5% vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài; (iii) Tạo lập quan hệ hợp tác, liên kết, liên doanh: Hộ đồng bào dân tộc – Nhà đầu tư – Nhà khoa học – Doanh nghiệp – Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w