Hoàn thiện tổ chức bộ máy tín dụng, quy trình cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc tại Agribank Đăk Lăk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 90 - 91)

II Phân theo nhóm nợ 1,400,33 2 100 1,771,402 100 2,080,941

AGRIBANK ĐĂKLĂK

4.4 Hoàn thiện tổ chức bộ máy tín dụng, quy trình cho vay đối với hộ đồng bào dân tộc tại Agribank Đăk Lăk

Trong quản lý các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như quản lý hoạt động tín dụng thì việc tổ chức bộ máy điều hành là bắt buộc và hết sức cần thiết bởi nó liên quan trực tiếp đến an toàn về tài sản, con người và mang lại hiệu quả. Bộ máy điều hành phải thể hiện được tính chặt chẽ, thống nhất cơ bản dựa trên nguyên tắc điều hành tập trung: Giám đốc là người chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng và sử dụng nhân lực hiện có để thực hiện các phần hành nghiệp vụ.

Con người là yếu tố trung tâm quyết định sự thành bại của mọi doanh nghiệp, của mọi tổ chức. Đặc biệt trong công cuộc hiện đại hóa ngân hàng thì vấn đề cần thiết đầu tiên phải làm là hiện đại hóa con người, nghĩa là đội ngũ cán bộ ngân hàng phải có tâm huyết, nhiệt tình với công việc, có trình độ chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm với công việc của mình. Vì vậy, phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại một cách bài bản, có hiệu quả để cung cấp cho ngành ngân hàng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ tác nghiệp có chất lượng cao.

Công tác đào tạo phải thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, tùy theo sự phân nhiệm hiện tại và quy hoạch trong tương lai. Nhưng điều cần thiết ở người cán bộ

ngân hàng vẫn là tinh thần tận tụy, chu đáo và nêu cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh.

Việc đào tạo, đào tạo lại phải thực hiện phân công đúng người, đúng việc. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Đối với cán bộ quản lý: cần nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ tổ chức quản lý, điều hành hiện đại và khoa học, trang bị kiến thức mới về hoạt động kinh doanh, khoa học kỹ thuật công nghệ mới, kiến thức về cạnh tranh trong cơ chế thị trường v.v… để có thể đảm đương nhiệm vụ quản lý điều hành trong tương lai.

Thứ hai, Đối với cán bộ tín dụng là đội ngũ cán bộ quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng. Do đó, cần chú trọng đào tạo thường xuyên để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng, am hiểu phong tục tập quán của từng dân tộc, kỹ năng sản xuất của hộ đồng bào từng địa phương, thị trường hàng hóa, thị trường tài chính-tiền tệ, nhạy bén trong kinh doanh nhất là kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng thẩm định sản xuất kinh doanh v.v… để lựa chọn những dự án đầu tư có hiệu quả, an toàn vốn cho ngân hàng. Riêng đặc thù tại một số địa phương nên có cơ chế tuyển dụng một số cán bộ tín dụng là người đồng bào dân tộc để quản lý tốt các khoản vay.

Thứ ba, Đối với cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng (kế toán, kiểm ngân): đội ngũ này đặc biệt quan trọng vì đây là bộ phận tạo ra thu nhập dịch vụ và là bộ mặt của một ngân hàng. Do đó, ngoài việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ ngân hàng, am hiểu dịch vụ ngân hàng, hướng dẫn khách hàng, tác phong phục vụ khách hàng thì phải thật văn minh và lịch sự đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w