Tình hình chung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 37 - 39)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TẠI AGRIBANK ĐĂKLĂK

3.1.1Tình hình chung

Tỉnh Đăk Lăk là một tỉnh nằm trên địa bàn Tây Nguyên, giữa Cao nguyên Nam Trung Bộ, trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28’57” - 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45” - 13o25’06” độ vĩ Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên, tỉnh Khánh Hoà, và phía Tây giáp Vương quốc CamPuChia và tỉnh Đăk Nông; diện tích tự nhiên là 13.125 km2.

Tỉnh Đăk Lăk là vùng đất giàu tiềm năng, chủ yếu là đất đỏ Ba Zan, rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp như: cà phê, tiêu, điều, cao su, ca cao, bông vải và nhiều loại nông sản khác. Trong các năm qua, Tỉnh Đăk Lăk luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được chú trọng, ưu tiên phát triển về kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, với những mục tiêu phát triển trong vòng 5 đến 10 năm tới phát triển theo kịp với các tỉnh đồng bằng, việc phát triển kinh tế song song với ổn định, công bằng xã hội là một vấn đề có tính chính trị và chiến lược của đất nước đối với khu vực tây nguyên.

Tỉnh ĐăkLăk có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển thương mại do nằm ở trung tâm cao nguyên, thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều …, cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, đậu, đỗ các loại…, cây ăn quả như bơ, mít … và thực tiễn đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn cung ứng trên thị trường trong và ngoài nước. Riêng cây cà phê diện tích hiện nay là 202.403 ha, sản lượng hàng năm trên 400.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 500-550 triệu USD, chiếm từ 60 đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh Đăk Lăk có 12 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; với 180 xã, phường, thị trấn; 2.329 thôn, buôn, tổ dân phố. Dân số 1.778.415 người,

mật độ dân số 135,49 người/km . Cộng đồng dân cư của tỉnh gồm 44 dân tộc đang chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 72%, các dân tộc thiểu số tại chỗ như Ê đê, Jarai, M’Nông….chiếm 28% dân số toàn tỉnh, là một tỉnh có số lượng đồng bào dân tộc nhiều nhất cả nước, với khoảng 500.000 người và khoảng gần 80.000 hộ đồng bào dân tộc, trong đó các dân tộc có số lượng dân số lớn gồm có dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Tày, Nùng. Thành phố Buôn Ma Thuột là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Đăk Lăk và cả vùng Tây Nguyên.

Những kết quả đạt được cho đến nay khẳng định chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước thay đổi nhận thức của đồng bào về phương pháp sản xuất, cách thức làm ăn có tích lũy và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên làm giàu của một bộ phận không nhỏ trong đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần đáng kể vào kết quả giảm nghèo.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách trong thời gian tới, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương: Sớm bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các chính sách dân tộc đã được Chính phủ ban hành, đảm bảo đạt được các mục tiêu do chính sách đề ra; Tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện đối với các chính sách chưa được bố trí đủ vốn, sớm có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về định mức nguồn vốn đầu tư đối với các thôn đặc biệt khó khăn cả; Sửa đổi Quyết định 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, vì hiện nay đã có quyết định công nhận xã khu vực I, II, III giai đoạn 2012 – 2015; Bố trí kinh phí hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo QĐ 167 giai đoạn 2013 – 2015 theo chuẩn nghèo mới; Ban hành tiêu chí, quy định để kiểm tra, đánh giá lại năng lực chủ đầu tư; Xem xét bổ sung một số chính sách đối với các hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo... Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 449/QĐ- TTg, về việc phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Quyết định số 2356/QĐ-TTg về ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc, Uỷ ban dân tộc đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương tập trung xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược với 57 đề án được giao cho các Bộ, ngành, cơ quan chủ trì thực hiện; cùng với các Bộ, ngành

và các địa phương thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền; tổ chức các đoàn đi kiểm tra, đôn đốc và thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, nhất là các đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2013 - 2020… Trong thời gian tới, Uỷ ban dân tộc tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng các đề án mới trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt như: Đề án thành lập Học viện Dân tộc; Đề án phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Đề án "Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia về dân tộc"...

Đến nay trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk có 28 chi nhánh ngân hàng cấp I trực thuộc hội sở chính và 11 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cùng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Trong đó, Agribank ĐăkLăk là đơn vị có quy mô và doanh số hoạt động lớn nhất trong các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý hoạt động cho vay đối với Hộ đồng bào dân tộc tại Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đắk Lắk (Trang 37 - 39)