II Phân theo nhóm nợ 1,400,33 2 100 1,771,402 100 2,080,941
1 Thu nhập từ cho vay
3.5.1.2 Những hạn chế
Trong thực tế hiện nay tại Chi nhánh cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế trong việc phân tích năng lực tài chính, năng lực quản trị của khách hàng, phân tích môi trường kinh doanh, phân tích phương án, dự án SXKD. Các phương án, dự án nhỏ chưa được thẩm định một cách chặt chẽ, từ đó thực tế nợ quá hạn chủ yếu tập trung ở những món vay nhỏ lẻ.
̵ Công tác kiểm tra, kiểm soát :
Công tác kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh trong những năm qua chưa được chú trọng. Việc thực hiện kiểm tra trước và sau khi cho vay chưa thực hiện được đối với nhiều món vay, dẫn đến khả năng giám sát tín dụng yếu kém.
̵ Công tác đảm bảo tiền vay
Chủ yếu đối với chi nhánh là sử dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là đất, tài sản gắn liền với đất và động sản. Tuy nhiên ở địa bàn nông thôn thì tài sản bảo đảm rất khó chuyển nhượng, trị giá không cao điều đó dẫn đến khả năng tồn đọng vốn lớn.
̵ Công tác maketting
Công tác marketing của chi nhánh thực hiện chưa được tốt, nguyên nhân là do chi nhánh chưa chú trọng, chưa thấy được vai trò của công tác này hoặc do chi nhánh không chủ động được nguồn tài chính để quảng bá thương hiệu, hình ảnh của mình. Nhất là trong điều kiện hiện nay, trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng.
̵ Công tác chăm sóc khách hàng
Chưa thực sự quan tâm đến khách hàng, chưa đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, thông tin tín dụng cập nhật chưa đầy đủ. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của đơn vị, việc đổi mới tác phong giao dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng chưa đa dạng phong phú.
̵ Về chính sách TD:
chính phủ, khách hàng này không phải bảo đảm bằng tài sản:
+ Các hộ SX nông - lâm nghiệp theo QĐ 67 của Chính phủ vay đến 10 triệu đồng, theo NĐ 41 vay đến 50 triệu đồng.
+ Theo QĐ 67, hộ nông dân, trang trại SX hàng hoá nằm trong vùng quy hoạch có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hoặc sản phẩm SX ra chắc chắn bán được cho vay đến 30 triệu đồng. Theo NĐ 41, thì hộ kinh doanh, sản xuất hoặc làm dịch vụ nông thôn vay đến 200 triệu đồng.
+ Theo QĐ 67, HTX làm dịch vụ cung ứng vật tư, cây con giống nông, lâm nghiệp có hợp đồng cung ứng cho vay đến 100 triệu đồng. HTX xuất khẩu ngành, nghề truyền thống có hợp đồng tiêu thụ hoặc đơn đặt hàng cho vay đến 500 triệu đồng. Theo NĐ 41 thì HTX, chủ trang trại có thể vay đến 500 triệu đồng.
Nếu khách hàng không tự nguyện trả nợ thì ngân hàng chỉ có biện pháp là đôn đốc nhắc nhở, nếu chính quyền địa phương không hỗ trợ bằng các biện pháp hành chính sẽ khó thu nợ.
3.5.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động cho vayhộ đồng bào dân tộc tại Agribank Đăk Lăk