Phương pháp định giá côngnghệ dựa trên chi phí quá khứ

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 58)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1.2.1. Phương pháp định giá côngnghệ dựa trên chi phí quá khứ

Phương pháp này xác định và tổng hợp các chi phí quá khứ đã phát sinh trong quá trình tạo ra được công nghệ, tổng chi phí được coi như giá trị của công nghệ đó. Nghĩa là, ta phải xác định cho được tổng các chi phí liên quan đến nghiên cứu và phát triển công nghệ và các chi phí để đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với công nghệ (như chi phí nộp đơn sáng chế, chi phí đại diện sở hữu công nghiệp v.v…).

Các chi phí phải được xác định và xem xét tính toán cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, bao gồm:

- Các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức mới và hoạt động tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn phương án cuối cùng;

- Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu, hoặc các tri thức khác;

- Việc tìm kiếm các phương pháp thay thế đối với các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, quy trình, dịch vụ;

- Công thức, thiết kế, đánh giá và lựa chọn cuối cùng các phương án thay thế đối với các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, quy trình, dịch vụ mới hoặc cải tiến hơn;

- Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm các vật mẫu hoặc kiểu mẫu trước khi đưa vào sản xuất/sử dụng;

- Thiết kế các dụng cụ, khuôn mẫu liên quan đến công nghệ mới; - Thiết kế, xây dựng và vận hành xưởng thử nghiệm;

- v.v…

Các chi phí cho nghiên cứu và phát triển công nghệ nêu trên phải được xem xét các bộ phận cấu thành như: vật tư, khấu hao tài sản (hữu hình, vô hình), nhân công (tiền lương, tiền công, phụ cấp, phí bảo hiểm,…), chi phí khác,…

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)