Thị trường côngnghệ ở nước ta từ 1987 trở về trước:

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 27)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3.1. Thị trường côngnghệ ở nước ta từ 1987 trở về trước:

Công nghệ được chuyển giao vào nền kinh tế nước ta được thực hiện qua hai nguồn: nguồn nhập và nguồn tự nghiên cứu trong nước.

a) Nguồn cung ứng công nghệ nhập từ nước ngoài: Nhìn chung nguồn công nghệ nhập vào nước ta chủ yếu từ Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Như đã đề cập ở trên, thị trường công nghệ trong giai đoạn này không tồn tại. Nguồn chuyển giao công nghệ này được thực hiện thông qua viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Yếu tố phi thị trường, phi kinh tế xuất hiện ngay từ nguồn tài chính ban đầu, vì lẽ đó các nghiệp vụ giao, nhận, trao đổi chỉ mang tính kỹ thuật, các yếu tố kinh tế không được tính đến. Có thể nói chuyển giao công nghệ đối với nguồn chuyển giao này chỉ thuần tuý là các quan hệ cung ứng và giao nhận mà thôi. Các công nghệ sau khi được nhập vào đất nước được phân bổ cho các đơn vị kinh tế qua các chỉ tiêu kế hoạch, phân phối theo cơ chế hành chính, không tính đến các quan hệ mua bán, không dựa trên quan hệ trao đổi hàng hóa – tiền tệ. Chính vì lẽ đó, các công nghệ này sử dụng một cách hết sức lãng phí, không tính đến hiệu quả. Tóm lại, với nguồn tài chính bao cấp với cơ chế quản lý theo kiểu hành chính mệnh lệnh, chuyển giao công nghệ đối với nguồn chuyển giao theo con đường viện trợ từ Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ

Trên thực tế, đó là cơ chế phân phối hiện vật. Tình hình này đã để lại một hậu quả khá xấu về thực trạng chuyển giao công nghệ ở nước ta, cho đến tận thời điểm hiện nay. Hậu quả này có thể được thể hiện qua một số nét cơ bản sau:

+ Công nghệ không đồng bộ: có thể nêu một vài ví dụ như sau: nhà máy cơ khí thiếu khâu tạo phôi, khâu nhiệt luyện, khâu gia công chính xác; nhà máy xi măng thiếu khâu đóng bao; nhà máy dệt thiếu khâu in nhuộm; nhiều nhà máy thiếu hẳn khâu sản xuất, vận chuyển, sơ chế nguyên liệu... Vì không đồng bộ, nên chúng ta thường phải nhập để hỗ trợ, nguồn nhập lại khác nhau và không đồng bộ với phần đã có. Vì lẽ đó, tình trạng chắp vá công nghệ là điều không tránh khỏi.

+ Công nghệ lạc hậu: Tình hình này được thể hiện ở trình độ công nghệ vào loại thấp so với trình độ công nghệ của các nước chuyển giao cho ta. Do từ nguồn viện trợ, bao cấp, phân phối như nêu trên đã làm cho chúng ta ít có khả năng chọn lựa.

+ Công nghệ không thích hợp: vì không có thị trường công nghệ theo đúng nghĩa của nó, nên chúng ta không có khả năng lựa chọn công nghệ phù hợp với đúng các mục tiêu và trình độ hoàn cảnh phát triển kinh tế của đất nước. Kết quả là sản phẩm được sản xuất ra bởi các công nghệ này không đáp ứng được yêu cầu của thị trường hoặc phải đòi hỏi những điều kiện về nguyên liệu, phụ kiện, năng lượng, trình độ vận hành... mà đất nước không thể có.

+ Trang thiết bị lỗi thời: sau nhiều năm sử dụng không được tu bổ, trang bị lại, cộng với tinh thần thiếu trách nhiệm bắt nguồn từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp từ tính phi kinh tế, phi kinh doanh của một nền kinh tế mang nặng tính tập trung quan liêu cao độ... đến nay đã để lại một hiện trạng cũ nát đến mức nhiều nơi không còn năng lực sản xuất. Tình trạng thanh lý bừa bãi để trục lợi do quản lý lỏng lẻo càng làm cho thiết bị máy móc, hàng hóa bị thất thoát, hao hụt dần.

Toàn bộ tình trạng trên đây đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) khảo sát, đánh giá trên 727 thiết bị, 3 dây chuyền công nghệ ở 42 nhà máy trên cả nước. Kết quả cho thấy 76% máy móc mới nhập ở giai đoạn

đó là máy móc thuộc thế hệ 1 (thời kỳ 1950-1960); 2/3 số thiết bị đã hết khấu hao; 1/2 là máy móc đã được cải tạo, tân trang lại và 1/10 đã qua sử dụng 10 năm. Một số điều tra khác trên toàn quốc cũng cho thấy, trang thiết bị và công nghệ cũ chiếm tới hơn 62%, phần lớn công nghệ ở trình độ những năm 1950 của thế giới, tốc độ đổi mới công nghệ rất chậm chỉ đạt 3% trong một năm, năng lực sản xuất công nghiệp chỉ huy động được bình quân không quá 50%, cá biệt có loại chỉ dưới 30%, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất công nghiệp chỉ đạt 45%, mức tiêu hao nguyên liệu cao gấp 2-3 lần mức trung bình tiên tiến của thế giới, sản phẩm sản xuất ra chỉ có 70% đạt tiêu chuẩn chất lượng nội địa và 15% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong nông nghiệp chỉ có 25-27% tổng diện tích gieo trồng được làm bằng máy, bình quân 1 ha canh tác lúa cao nhất chỉ đạt 0,26 mã lực; hằng năm, số máy móc trong nông nghiệp phải đào thải 10-15% trong khi không được bổ sung. Tại các lâm trường lao động bằng máy móc mới đạt 7%, tại các công trình xây dựng chỉ đạt 2,5%, tại các sân ga, bến cảng chỉ đạt 15%. Ngành giao thông vận tải, công tác bảo dưỡng kém do không đủ kinh phí và thiếu kỹ thuật bảo dưỡng, thiết bị bốc dỡ và đầu máy toa xe già cỗi, hạ tầng cơ sở được thiết kế theo tiêu chuẩn lỗi thời, hệ thống thông tin chưa đầy đủ và thiếu bí quyết kỹ thuật. Trong ngành thông tin liên lạc, các thiết bị hiện có lúc bấy giờ đều già cỗi, việc bảo dưỡng chúng rất khó khăn và tốn kém, làm cho chất lượng dịch vụ kém.

b) Nguồn công nghệ từ cơ quan nghiên cứu và các xí nghiệp trong thời kỳ này, vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và được đầu tư qua hai hình thức là vốn sự nghiệp và vốn xây dựng cơ bản. Xu hướng chung từ 1975 đến 1987, đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ ngày càng tăng và được thực hiện từ các nguồn ngân sách, vốn tự có, vốn vay, viện trợ... Nhưng phần ngoài ngân sách chiếm tỷ trọng nhỏ.

Nếu so sánh về đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của nước ta so với một số nước có dân số xấp xỉ, với các các nước xã hội chủ nghĩa cũ

+ Tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ chiếm trong GDP của nước ta vào loại thấp nhất.

+ Đầu tư tài chính bình quân cho một cán bộ làm nghiên cứu R&D thấp nhất.

+ Tỷ trọng nguồn vốn chiếm từ ngân sách vào loại cao nhất.

+ Chi phí nghiên cứu cơ bản có cơ cấu phù hợp xu thế chung, nhưng tỷ trọng dành cho triển khai quá thấp.

Trước năm 1989, phần lớn các cơ quan nghiên cứu R&D do Nhà nước lập ra và hoạt động theo chức năng trong các chuyên môn hẹp theo chế độ bao cấp. Số lượng cơ quan nghiên cứu quá nhiều, dàn mỏng nguồn nhân lực và tài lực. Số lượng các chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước thời kỳ 1975-1985 là 76; thời kỳ 1986-1990 là 56. Trong thời kỳ này, việc nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa gắn kết với sản xuất, chưa hình thành tư duy thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Còn ở các đơn vị sản xuất-kinh doanh, việc tổ chức nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ trong một thời kỳ dài của thời kỳ bao cấp chỉ tập trung vào cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất là chính, hầu như không có sự đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tạo cho cơ sở tâm lý thờ ơ và gần như không tiếp nhận các kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 27)