9. Kết cấu của Luận văn
2.1.3.3. Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF)
Trong phương pháp thu nhập người ta phải tư bản hóa khả năng thu nhập của công nghệ, nghĩa là dự tính thu nhập có thể đạt được trong tương lai, nhưng giá trị đồng tiền trong tương lai và hiện tại là khác nhau nên cần phải dùng phương pháp dòng tiền chiết khấu để quy giá trị đồng tiền trong tương lai về thời điểm đánh giá ở hiện tại (hay còn gọi là hiện tại hóa đồng tiền). Vì vậy, phương pháp thu nhập trong trường hợp này còn có tên là Phương pháp dòng tiền chiết khấu DCF (Discounted Cash Flow).
Vì phương pháp này sử dụng phổ biến nhất nên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm và đưa ra công thức tính dòng tiền chiết khấu qua ví dụ sau:
Nếu một người cho vay một khoản tiền A đô-la (giả sử A=1000 $) và k là tỷ lệ hoàn trả hay lãi suất cho vay hoặc hệ số chiết khấu (giả sử k=7%). Sau một năm cho vay sẽ nhận được khoản tiền là:
A + k.A = 1000 $ + 0,07.1000 $ = 1070 $
Sau 2 năm cho vay (nếu lãi của năm đầu không rút ra và gộp vào vốn ban đầu để gửi tiếp), số tiền nhận được sẽ là:
(A + k.A) + (A + k.A).k = A.(1 + k) + A.(1 + k).k = A.(1 + k).(1 + k) = A.(1 + k)2
Thay số ta có: 1000 $ . (1 + 0,07)2
= 1144,9 $
Phương pháp tính lãi như vậy gọi là phương pháp tính lãi kép và công thức tính lãi như trên là công thức tính lãi kép. Còn nếu sau 1 năm cho vay mà lấy lãi ra ngay, chỉ gửi gốc thì số tiền lãi sẽ nhận được gọi là lãi đơn và phương
9
Richard Razgaitis: Valuation and Pricing of Technology - Based Intellectual Property, printed in USA, 2002.
pháp đó gọi là phương pháp tính lãi đơn. Theo phương pháp tính lãi đơn, số tiền nhận được sau năm thứ hai sẽ là:
(A + k.A) + k.A = A + 2.k.A = 1000 $ + 2.0,07.1000 $ = 1140 $
Tiếp tục tính số tiền thu được sau 3 năm (theo phương pháp tính lãi kép) ta có: A.(1 + k)2 + [(A + k.A) + (A + k.A).k].k = A.(1 + k)2 + [A.(1 + k)2].k
= A.(1 + k)2.(1 + k) = A.(1 + k)3 Thay số ta có: A.(1 + k)3
= 1000 $.(1 + 0,07)3 = 1225,04 $
Còn theo phương pháp tính lãi đơn, số tiền nhận được sau 3 năm sẽ là: (A + 2.k.A) + k.A = A + 3.k.A = A.(1 + 3.k)
Thay số ta có: A.(1 + 3.k) = 1000 $.(1 + 3.0,07) = 1210 $
Trong phương pháp thu nhập, tiền lãi thu được chỉ là giả định, không rút lãi ra ngay được, vì vậy phải áp dụng công thức tính lãi kép.
Một cách tổng quát, nếu gọi B là số tiền thu được sau n năm, ta có công thức tổng quát như sau:
B = A.(1 + k)n -->
Với công thức này, ta thấy A luôn nhỏ hơn B (nếu số năm n >0).
Ví dụ: n = 5 thì giá trị 1000$ nhận được sau 5 năm nếu quy về hiện tại (hiện tại hóa) chỉ còn giá trị là:
Giá trị 712,99 $ được gọi là “Dòng tiền chiết khấu” (DCF) vì với 1000$ thu nhập được sau 5 năm (một cách tưởng tượng) nếu tính về thời điểm hiện tại thì nó bị giảm đi hoặc bị chiết khấu đi chỉ còn 712,99 $ (nếu hệ số chiết khấu k = 7%). Lý do bị chiết khấu có thể là do lạm phát hoặc rủi ro.
Như vậy ta có công thức tính dòng tiền chiết khấu như sau:
B A = --- (1 +k)n B 1000$ A = --- = --- = 712,99 $ (1 +k)n (1 + 0,07)5 B A hoặc DCF = --- (2) n
Mỗi năm có được một doanh thu giả định khi sử dụng công nghệ và được ký hiệu là Bn. Nếu hiện tại hoá các thu nhập giả định hàng năm và cộng các năm lại ta sẽ có được giá trị hiện tại NPV khi sử dụng công nghệ đó.
Công thức cơ bản của Phương pháp dòng tiền chiết khấu là: T Bn
NPV hay V = --- (3) n=0 (1+k)n
Trong đó: n = 0, 1, 2… T với T là thời gian cuối cùng (ở đây là năm cuối cùng) sử dụng công nghệ của dự án để tính NPV.
Phương pháp thu nhập nói chung và phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) nói riêng có ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Thu nhập có được do sử dụng công nghệ là dựa trên các giả định thực tế và rõ ràng nên kết quả thu được mang tính khoa học cao và rất hữu hiệu đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chẳng hạn như các dự án đầu tư.
- Nhược điểm: Giả định về thu nhập thay đổi đáng kể. Giả định về rủi ro là khó khăn, khó lường trước được sự xuất hiện của công nghệ mới và điều này ảnh hưởng đến giả định thu nhập và rủi ro.
Mặc dù vậy, Phương pháp thu nhập vẫn là phương pháp định giá công nghệ được sử dụng phổ biến nhất.