Thị trường côngnghệ từ 1987 đến nay:

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 30)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3.2. Thị trường côngnghệ từ 1987 đến nay:

+ Thị trường công nghệ từ nguồn nhập nước ngoài: như trên đã nói từ năm 1987, bằng Pháp lệnh chuyển giao công nghệ, Nhà nước ta đã có chính sách công nghệ rõ ràng nhằm hướng tới việc đổi mới công nghệ, làm sống động thị trường công nghệ. Sau khi cơ chế kinh tế mới được định hình và từng bước đi vào cuộc sống, thị trường công nghệ đã hình thành và đi vào hoạt động. Sự hoạt động của thị trường được dựa trên quy luật giá trị, quy luật cung cầu và cạnh tranh. Các công nghệ được nhập từ nhiều nguồn, nhiều nước khác nhau và trên cơ sở khả năng và nhu cầu của các đơn vị kinh tế cơ sở. Các chủ thể, trên cơ sở hạch toán kinh doanh tự tìm nguồn công nghệ để nhập phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh theo tín hiệu của thị trường. Nhà nước

không làm thay công việc này của doanh nghiệp mà chỉ hướng dẫn, tư vấn và khai thác các nguồn công nghệ theo chức năng điều tiết vĩ mô của mình. Như vậy là, khác với trước đây, luồng công nghệ này được chuyển giao vào nước ta bằng con đường thương mại, qua việc tiếp cận với thị trường công nghệ quốc tế và các cơ quan tư vấn chuyển giao công nghệ của Nhà nước. Tuy nhiên, do bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường, thị trường công nghệ trong nước vẫn chưa đủ sức sống động, tạo đầy đủ môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ trôi chảy, thông suốt. Các tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ chưa đủ mạnh cả về năng lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, thông tin...để trở thành người bạn đắc lực cho doanh nghiệp. Vì lẽ đó đã gây không ít thua thiệt cho các hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước trước thị trường rộng lớn và già dặn của thế giới. Một khía cạnh khác của thị trường là các hoạt động của các tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ chưa chuyển đổi triệt để sang cơ chế thị trường, hạch toán kinh doanh, thu nhập dựa trên các hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ các doanh nghiệp trong nước. Nếu tình hình này được đổi mới sớm, chắc chắn thị trường công nghệ trong nước sẽ thực sự sống động hơn nhiều.

Nói tóm lại, thị trường công nghệ trong nước đối với các hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài đã có những thay đổi cơ bản về chất, song mức độ chưa cao nếu như không muốn nói là thấp xa so với thị trường công nghệ thế giới. Vì vậy, bên cạnh những kết quả khá tốt như nhiều công nghệ mới đã được đưa vào nước ta thông qua các dự án đầu tư nước ngoài, các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong nước, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, nhưng cũng đã gây không ít thiệt thòi cho nền công nghiệp trong nước, cụ thể là các công nghệ tiên tiến chưa có nhiều, đặc biệt trong những ngành then chốt còn có những thua thiệt về giá cả trong chuyển giao công nghệ.

+ Thị trường công nghệ từ nguồn nghiên cứu trong nước chuyển sang cơ chế thị trường với cách thức tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ

Mấy năm sau khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, tình trạng cũ đang từng bước được khắc phục, hệ thống tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ đang được tổ chức lại theo Chỉ thị 324-CT ngày 11/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc tổ chức lại mạng lưới cho cơ quan nghiên cứu và phát triển. Đặc biệt, tập trung vào sắp xếp các tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, giải quyết mối quan hệ giữa cơ sở sản xuất với các Viện và Trường Đại học.

Các chương trình và đề tài khoa học đã biết tập trung nhân lực, kinh phí để giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ có tính thực tiễn, hiệu quả. Các chương trình và đề tài hoạt động theo cơ chế hợp đồng kinh tế, thực hiện chủ trương đấu thầu để tuyển chọn người chủ trì. Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ đã có xu hướng gắn sản xuất với nghiên cứu, với các Viện và Trường Đại học. Cho đến nay, các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã hình thành tư duy thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ, ngày càng thể hiện rõ nét và phát huy mạnh mẽ trên thị trường công nghệ.

Các hoạt động khoa học và công nghệ ở các xí nghiệp, công ty đã có sự thay đổi. Vì sự sống còn của doanh nghiệp, các đơn vị này đã chủ động đổi mới thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới... Với Nghị định 35/HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được quyền tổ chức và thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, được áp dụng thành tựu công nghệ mới vào sản xuất, đời sống, được chủ trì và tham gia thực hiện các chương trình, đề tài...

Trong những năm qua, tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp ở mức khiêm tốn là 2% thu nhập quốc dân. Nếu nói tổng đầu tư của nền kinh tế cho khoa học và công nghệ người ta thường so sánh với thu nhập quốc dân (GDP); còn khi xem xét phần vốn Nhà nước cấp cho khoa học và công nghệ thì phải so với ngân sách. Hiện nay, tỷ lệ huy động thu nhập quốc dân vào

ngân sách còn thấp (14-16% so với GDP) nên phần ngân sách dành cho khoa học và công nghệ chỉ chiếm khoảng 0,3-0,5% GDP. Lượng vốn ngoài ngân sách hiện khoảng 15-20%, nhưng xu thế là tỷ trọng phần vốn này sẽ ngày càng tăng.

Cho đến nay vẫn tồn tại hai hình thức cấp vốn: + Cho các tổ chức nghiên cứu (Viện, trung tâm,...). + Cho các nhiệm vụ nghiên cứu (chương trình, đề tài,...).

Trước năm 1985, phần vốn được phân bổ bình quân cho số cán bộ nghiên cứu và theo danh sách các cơ quan khoa học. Phần vốn cấp cho nhiệm vụ nghiên cứu bắt đầu thực hiện từ năm 1981 và ngày càng tăng lên. Từ năm 1990, phương thức ký kết hợp đồng có kèm trách nhiệm thu hồi vốn được thực hiện đạt kết quả bước đầu khá tốt.

Theo số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 1981-1990, kinh phí sự nghiệp chi cho các chương trình và đề tài cấp Nhà nước chiếm khoảng 40- 50% tổng kinh phí hàng năm. Tuy nhiên mức này chỉ mới đáp ứng được 60- 70% yêu cầu, chi hỗ trợ các đề tài cấp Bộ là 15-20%.

Với nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ đó đã tạo ra được một số sản phẩm khoa học và công nghệ nhất định. Đây cũng là nguồn (tuy không nhiều) đã cung ứng trên thị trường công nghệ nước ta.

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)