Về lựa chọn phƣơng pháp định giá côngnghệ

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 88)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3. Về lựa chọn phƣơng pháp định giá côngnghệ

Như đã phân tích ở các phần trên, giá công nghệ tuỳ thuộc vào sự thỏa thuận và các điều khoản ký kết hợp đồng giữa bên mua và bên bán. Việc xác định giá công nghệ hiện nay không có một phương pháp chuẩn nào áp dụng chung cho mọi trường hợp. Hiện nay, hầu hết các giao dịch chuyển giao công nghệ thành công đều do năng lực đánh giá, định giá công nghệ của cả bên bán và bên mua. Việc định giá công nghệ đã đem lại lợi ích cho cả hai bên. Do đó, việc tăng cường và nâng cao hoạt động thẩm định giá và năng lực định giá công nghệ là hết sức cần thiết nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển.

Trong nền kinh tế thị trường nơi mà quy luật cạnh tranh chi phối mọi hoạt động kinh doanh, thì việc sử dụng phương pháp đấu giá trong giao dịch mua bán công nghệ là một trong những phương pháp có hiệu quả nhất. Đấu giá có lẽ là phương pháp đơn thuần nhất để xác định giá thị trường của một công nghệ. Theo lý thuyết, giá cao nhất được trả sẽ phản ánh đúng nhất giá thị

trường của công nghệ mà không cần sử dụng bất cứ phương pháp định giá nào khác. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chưa có một thị trường công nghệ phát triển, số lượng người mua và người bán công nghệ còn chưa nhiều, nên việc đấu giá công nghệ sẽ bị hạn chế, “giá thị trường của công nghệ” không phản ánh đúng giá trị thực, rất dễ nảy sinh hiện tượng cả người mua lẫn người bán bị ép giá. Cho nên, chúng ta có thể vận dụng phương pháp thực tiễn đã áp dụng tại Việt Nam: phương pháp “ngón tay cái” hay phương pháp “giá trần”.

Để việc mua bán công nghệ trên thị trường công nghệ với giá hợp lý, vấn đề thông tin công nghệ có vai trò quyết định. Đặc biệt trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trên thế giới, số lượng sáng chế hằng năm tăng nhanh, số lượng công nghệ mới nhiều đã gây không ít những khó khăn cho các nhà kinh doanh. Do vậy việc tổ chức quản lý và cung cấp thông tin công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong nước đã trở thành nhu cầu cần thiết, quan trọng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh và trong việc mua bán công nghệ trên thị trường công nghệ. Để thực hiện được điều đó, về phía Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách phù hợp:

- Cần có một tổ chức quản lý, nghiên cứu, thông tin về giá công nghệ trong nước và quốc tế.

- Đưa vào chương trình đào tạo chính quy bậc đại học đối với nhân lực là các chuyên gia đánh giá công nghệ, chuyên gia định giá công nghệ có trình độ, đẳng cấp quốc tế.

- Dần dần từng bước quy chuẩn hóa các yếu tố cấu thành giá của công nghệ như: tiền lương, tiền công của người làm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hao phí lao động khoa học cần thiết,...để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp định giá công nghệ là kết quả nghiên cứu R&D trong nước.

Về việc lựa chọn áp dụng phương pháp định giá công nghệ, chúng ta có thể tham khảo trong một số trường hợp sau đây:

- Đối với công nghệ chuyển giao từ khu vực nghiên cứu - phát triển trong nước thì định giá công nghệ theo Phương pháp chi phí và Phương pháp thị trường là phù hợp.

- Đối với công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc chuyển giao giữa 2 doanh nghiệp trong nước thì định giá công nghệ theo Phương pháp “ngón tay cái” hay Phương pháp “giá trần” là phù hợp.

- Trường hợp chuyển giao công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài FDI thì nên định giá công nghệ theo Phương pháp thu nhập.

Tóm lại, trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, chúng ta rất cần có nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại đƣợc chuyển giao vào khu vực sản xuất nói chung và sản xuất công nghiệp tại Việt Nam nói riêng. Điều này đòi hỏi phải có một thị trƣờng công nghệ phát triển, ổn định theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nghĩa là cần có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc kết hợp với sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, việc định giá công nghệ là một nhu cầu cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ nói riêng và sự phát triển sôi động của thị trƣờng công nghệ Việt Nam nói chung. Đồng thời, sự lựa chọn áp dụng phƣơng pháp định giá công nghệ phù hợp là yếu tố quyết định đến giá của công nghệ.

KẾT LUẬN

Thị trường công nghệ và giá công nghệ có sự liên kết chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một vấn đề. Hoạt động định giá công nghệ là khó khăn, phức tạp, nhưng lại cần có sự nhận thức, nghiên cứu và làm rõ, nắm bắt để áp dụng vào điều kiện, hoàn cảnh hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam. Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Công nghệ phải được coi là một loại sản phẩm hàng hóa do sáng tạo của con người được đem trao đổi trên thị trường. Do đó, mọi quan hệ trao đổi công nghệ, chuyển giao công nghệ phải là quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ cung - cầu.

2. Thị trường công nghệ đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Giá công nghệ phải phản ánh đúng giá trị của nó trong một thị trường công nghệ phát triển, ổn định.

3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá của công nghệ. Do đó, để định giá công nghệ phải thông qua xem xét, lựa chọn phương pháp cho phù hợp và có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để sao cho giá của công nghệ gần đúng nhất với giá trị thực của nó.

4. Mặc dù có nhiều phương pháp để xác định giá công nghệ, nhưng nhìn chung có 3 phương pháp cơ bản là: Phương pháp thị trường, Phương pháp chi phí, Phương pháp thu nhập và theo đó, tuỳ theo đối tượng áp dụng là bên bán hay bên mua mà lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

5. Thông thường, bên bán công nghệ (bộ phận nghiên cứu R&D) phải tính đủ chi phí nghiên cứu nên lựa chọn áp dụng Phương pháp chi phí là phù hợp.

6. Định giá công nghệ theo Phương pháp thị trường thường được áp dụng đối với trường hợp công nghệ đã phổ biến trên thị trường, công nghệ đã được thương mại hóa.

7. Định giá công nghệ theo Phương pháp thu nhập thường được áp dụng đối với trường hợp cả bên bán và bên mua công nghệ cùng đầu tư, cùng chia

sẻ lợi nhuận thu được từ công nghệ đó, đặc biệt trong các dự án đầu tư mà công nghệ sẽ góp phần tạo nên thu nhập trong tương lai.

Trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta rất cần có nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại được chuyển giao vào khu vực sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường công nghệ ở nước ta chưa phát triển, chưa ổn định, nên việc lựa chọn áp dụng một phương pháp định giá công nghệ sản xuất cần thận trọng.

Định giá công nghệ là hoạt động phức tạp và tốn kém, nhưng rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động chuyển giao công nghệ, vì nó giúp cho bên mua và bên bán công nghệ hiểu rõ hơn về giá trị thực của công nghệ cần mua và cần bán, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao kết một hợp đồng chuyển giao công nghệ. Hoạt động chuyển giao công nghệ được xúc tiến mạnh mẽ, chắc chắn sẽ góp phần làm cho thị trường công nghệ sôi động hơn.

Với những kết quả nghiên cứu tìm hiểu về định giá công nghệ trong Luận văn này, Tác giả hy vọng rằng đây sẽ là một đóng góp nhỏ cho một sự nghiệp lớn - sự nghiệp phát triển thị trường công nghệ của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban vật giá Chính phủ, Viện Nghiên cứu khoa học thị trường - giá cả, Bộ Tài chính: Thị trường công nghệ, giá cả chuyển giao công nghệ trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số: 92-98-202/ĐT, 1994.

2. Lục Dư Khương: Xúc tiến định giá công nghệ để phát triển thị trường công nghệ, Tạp chí Khoa học và Phát triển (47), 2006.

3. Lục Dư Khương: Nghiên cứu phương pháp luận và một số phương pháp định giá công nghệ, Đề tài khoa học cấp Bộ, 2008.

4. Phan Thị Ngọc Lan: Định giá theo thị trường, Website

http://dddn.com.vn/25757cat45/ky-1-dinh-gia-theo-thi-truong.htm

5. Phan Thị Ngọc Lan: Phương pháp chia sẻ lợi nhuận, Website

http://dddn.com.vn/18943cat45/ky-2-phuong-phap-chia-se-loi- nhuan.htm.

6. Phan Thị Ngọc Lan: Định giá theo chi phí, Website

http://dddn.com.vn/13713cat45/ky-3-dinh-gia-theo-chi-phi.htm. 7. Phan Thị Ngọc Lan: Định giá theo số liệu, Website

http://dddn.com.vn/4891cat45/ky-4-dinh-gia-theo-so-lieu.htm. 8. Phan Thị Ngọc Lan: Định giá theo dòng tiền khấu hao, Website

http://dddn.com.vn/28012cat45/ky-5-theo-dong-tien-khau-hao.htm. 9. Phan Minh Tân: Đánh giá trình độ công nghệ một số ngành chủ lực

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp Bộ, 2005. 10. Đoàn Văn Trường: Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình,

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005.

11. Đoàn Văn Trường: Các phương pháp thẩm định giá trị máy móc và thiết bị, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004.

12. Hội thảo về định giá tài sản trí tuệ, Dự án Việt Nam - Thụy Sỹ về Sở hữu trí tuệ, Hà Nội, 2008.

13. Cẩm nang chuyển giao công nghệ: Tài liệu dịch từ bản tiếng Anh của Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương

(APCTT), 2001.

14. Richard Razgaitis: Valuation and Pricing of Technology - Based Intellectual Property, printed in USA, 2002.

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)