Phương pháp đấu giá

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 56)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1.1.3. Phương pháp đấu giá

Đấu giá có lẽ là phương pháp đơn thuần nhất để xác định giá thị trường của một công nghệ. Trước tiên, bên chuyển giao quyền sử dụng công nghệ sẽ công bố công nghệ chào bán, ngày và các điều kiện đấu giá công nghệ, càng rộng rãi càng tốt đến các bên có nhu cầu mua công nghệ. Sau đó, tạo điều kiện để những người mua tiềm năng tiếp cận và xem xét công nghệ. Theo lý thuyết, giá cao nhất được trả sẽ phản ánh đúng nhất giá thị trường của công nghệ mà không cần sử dụng bất cứ phương pháp định giá nào khác.

Tuy nhiên, có một số vấn đề liên quan đến việc đấu giá công nghệ. Trước tiên, cần phải tìm được một lượng lớn những người tham gia đấu giá, mà điều này thường rất khó hoặc là không thể nếu như chỉ có một số ít những người mua tiềm năng quan tâm. Cần đầu tư lượng lớn thời gian và công sức để quảng cáo cuộc đấu giá và giúp đỡ bên mua tiềm năng trong việc định giá công nghệ chào bán; trong một số trường hợp, điều này là rất khó khăn đối với bên chào bán công nghệ nếu thời gian của họ hạn hẹp. Các yếu tố này sẽ giúp cho bên mua có cơ hội mua được công nghệ với giá giảm (tức là thấp hơn giá trị thực của công nghệ). Cuối cùng, sau khi công nghệ đã được bán, bên bán công nghệ thường phải cung cấp các hỗ trợ và truyền đạt sự hiểu biết để bên mua có thể sử dụng tốt công nghệ, trong khi đó người mua hàng ở hầu hết các cuộc đấu giá lại ít có sự hợp tác qua lại với người bán.

Giá công nghệ được xác định theo phương pháp đấu giá thường là giá cuối cùng; sau cuộc đấu giá, công nghệ sẽ thuộc về người trả giá cao nhất, cho dù giá đó (do một số hạn chế nào đó của cuộc đấu giá) đã không phản ánh đúng giá trị thực của công nghệ. Do đó, định giá công nghệ bằng phương pháp đấu giá chỉ hữu dụng đối với các trường hợp đặc biệt, như khi có nhiều người mua cùng thể hiện mối quan tâm nghiêm túc đến công nghệ hoặc khi

cần thanh lý công nghệ, chẳng hạn trong trường hợp phá sản. Công nghệ chào bán phải là công nghệ đã được hoàn thiện và được áp dụng tương đối rộng rãi để đảm bảo rằng có nhiều người quan tâm muốn mua công nghệ. Các phương pháp tiếp thị khác cùng cần xem xét để tránh trường hợp phải bán công nghệ với giá giảm tại cuộc bán đấu giá.

Phương pháp này có thể sử dụng hữu hiệu cho các bên chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, do điều khoản trong hợp đồng chuyển giao công nghệ trước đó dùng để so sánh thông thường có quy định không tiết lộ bí mật, một số khoản phí thanh toán khác có thể bị “che giấu”, nên thông tin của công nghệ tương tự sẽ có thể không tin cậy, gây nhầm lẫn và là hạn chế của phương pháp này.

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 56)