Phương pháp Koran

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 70)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.1.5.Phương pháp Koran

Là phương pháp đánh giá giá trị li - xăng được sử dụng rộng rãi do Giáo sư tiến sĩ Imre Koran phát triển. Phương pháp dựa trên nguyên lý chia sẻ lợi nhuận mà bên bán nhận được phần lợi nhuận của mình ở dạng li - xăng, thể hiện bằng phần trăm của Q là lợi nhuận hàng năm, hoặc giá trị gia tăng hàng năm, hoặc giá trị sản phẩm hàng năm, hoặc một đặc trưng hàng năm

13

Đoàn Văn Trường: Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005, tr. 197-199.

khác của giá trị - khối lượng. Giá trị của phí li - xăng L, được tính theo công thức:

L = z.i.Q (4)

trong đó :

L là phí li - xăng;

z là phần trăm, có thể là tỷ lệ trả kỳ vụ hoặc tỷ lệ phí li - xăng; i là thời gian tính theo năm;

Q là giá trị gia tăng hoặc lợi nhuận hoặc giá trị sản phẩm tính bằng tiền. Yếu tố z còn có thể biểu diễn như một hàm tượng trưng.

z = f(u,b,o,t) = (u + b + o + t)/4 (5) trong đó:

u là tính mới của công nghệ; b là tính phức tạp của công nghệ;

o là năng suất hoặc hiệu quả của công nghệ;

t là yếu tố về khối lượng hoặc khả năng áp dụng của công nghệ. Yếu tố thời gian i biểu diễn như một hàm tượng trưng:

i = f (v,h,e) = (v+h+e)/3 (6) trong đó:

v là tốc độ phát triển/ thay đổi công nghệ;

h là thị phần dự tính của công nghệ mới trong thị trường sản phẩm; e là giá trị tác động quy mô của công nghệ.

Phạm vi tác động z và i có thể được định giá theo Bảng 4 và Bảng 5 sau đây (bảng này đã có sửa đổi các thông số ban đầu của Koran):

Bảng 4. Điểm định giá/ giá trị các biến số độc lập của z Điểm định giá u Tính mới b Tính phức tạp o Năng suất t Khả năng áp dụng 5 Mới trên thế giới Tính năng và giải pháp phức tạp Rất cao Phạm vi nhỏ không thay thế được

3 Ít có, tiên tiến Tính năng phức tạp nhưng giải pháp đặc thù Cao Phạm vi trung bình: cần thiết 2 Đã có, nhưng đã cải tiến Tính năng và giải pháp trung bình Trung bình nhưng có cải tiến Phạm vi trung bình : hữu ích 1 Đã có nhưng được cập nhật Tính năng và giải pháp đơn giản Trung bình Phạm vi lớn phương án cải tiến

Bảng 5. Điểm định giá/ giá trị các biến số độc lập của i Điểm định giá v Tốc độ phát triển h Thị phần dự tính c. Giá trị tác động – quy mô 5 Rất cao 3-4 năm

Công nghệ duy nhất Quy mô nhỏ: đột phá

3 Cao

5-8 năm

Công nghệ chủ yếu Quy mô trung bình: tiên tiến

2 Trung bình

9-15 năm

Ngang với các công nghệ khác

Quy mô trung bình hiện đại

1 Chậm Chậm phát triển

rộng

Quy mô lớn giải pháp mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các giá trị của hai hàm z và i được tính với các trọng số như nhau, và như vậy mỗi yếu tố z và i được tính như các trung bình cộng của loạt giá trị tính được bằng số của các biến độc lập.

Sau đây sẽ lấy một ví dụ về công nghệ D sản xuất gang cầu từ Ấn Độ cần bán li xăng cho một nhà máy lớn ở Việt Nam. Công nghệ thuộc loại đã có và được sử dụng rộng rãi. Các thông số độc lập có thể được đánh giá dễ dàng như sau:

b tính năng và giải pháp đơn giản : 1 o năng suất cải tiến trung bình : 2

t công nghệ cải tiến, áp dụng ở quy mô lớn : 1 v tốc độ phát triển trung bình : 2

h thị phần ngang với các công nghệ khác : 2 e qui mô trung bình dẫn đến hiện đại hoá : 2 Như vậy có:

Z = (u + b + o + t)/4 = (1 + 1 + 2 + 1)/4 = 1,25 i = (v + h + e)/3 = (2 + 2 + 2)/3 = 2 năm

Sản lượng hàng năm, khi sử dụng vốn ổn định được đánh giá với giá quốc tế hiện nay, giả sử là 1,20 triệu USD thì:

L = z.i.Q = (0,0125 x 2) x (1,2 x 106) = 30.000 USD

Phí li xăng sẽ là 30.000 USD. Việc chia phí li xăng như là khoản tiền trả trước và thanh toán kỳ vụ theo định kỳ là vấn đề ước tính giá trị hiện tại của tiền trả sau và cần phải thương thuyết. Việc xác định các thông số độc lập là vấn đề đánh giá kỹ thuật - thương mại của công nghệ và rõ ràng là bên bán và bên mua đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá này đưa ra phạm vi giá đàm phán có thể tiếp cận đến bằng việc trao đổi giữa các bên. Nếu có thể tiến hành quy trình bằng cách cả hai bên cùng thảo luận và nhất trí giá trị của mỗi thông số, việc đánh giá sẽ trở nên thuận tiện và dễ được chấp nhận hơn.

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 70)