Giá cả côngnghệ và những yếu tố ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 46)

9. Kết cấu của Luận văn

1.5. Giá cả côngnghệ và những yếu tố ảnh hƣởng

Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa, trong đó có các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đều thể hiện qua mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường và những mối quan hệ này được tiền tệ hóa cao độ. Thị trường là sợi dây liên kết giữa người bán và người mua, giữa các đơn vị kinh tế cá biệt. Giá cả là một yếu tố cơ bản của thị trường. Thông qua phạm trù giá cả thị trường các hành vi mua - bán được thực hiện. Tín hiệu về giá cả là sự quan tâm hàng đầu đối với người mua và người bán trên thị trường. Bởi vì, giá cả là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến lợi nhuận. Các quyết định trong việc lựa chọn phương án đầu tư, công nghệ sản xuất... nhằm thu được lợi nhuận tối đa đều phải xem xét đến giá cả.

Giá công nghệ là một trong những nội dung cơ bản của thị trường công nghệ. Trên thị trường công nghệ, giữa người bán và người mua công nghệ có mối quan hệ biện chứng. Mối quan hệ này được thể hiện trên nhiều mặt, nhưng biểu hiện rõ nhất là về lợi ích kinh tế giữa người bán và người mua được thông qua sự hình thành, vận động của giá cả. Trong mối quan hệ đó, người bán muốn bán giá cao, ngược lại người mua muốn mua giá thấp. Tuy nhiên, mâu thuẫn về lợi ích đó được tự điều chỉnh thông qua cơ chế giá thị trường.

Giá thị trường nói chung cũng như giá công nghệ thường xuyên biến động theo quan hệ cung - cầu, chịu sự tác động trực tiếp của cung - cầu và đồng thời cũng tác động ngược lại cung - cầu. Đối với thị trường công nghệ thì giá công nghệ thường diễn ra theo hướng người bán có lợi và chủ động hơn, bởi vì người mua thường chịu áp lực của thời gian. Do vậy buộc người

5

Ban vật giá Chính phủ, Viện Nghiên cứu khoa học thị trường - giá cả, Bộ Tài chính: Thị trường công nghệ, giá cả chuyển giao công nghệ trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số: 92-98-202/ĐT, 1994, tr.51-53.

mua công nghệ phải cân nhắc rất kỹ và tính toán đến hiệu quả của việc mua công nghệ đó. Song do bản chất của nền kinh tế thị trường là sự tự do trao đổi, mua bán và sự cạnh tranh trên thị trường, nên người mua công nghệ hoàn toàn có thể lựa chọn một người bán công nghệ có thể đáp ứng hoàn toàn yêu cầu về lợi ích của người mua.

Với cách hiểu công nghệ như đã nêu ở phần trên, người ta chia công nghệ gồm phần cứng như máy móc thiết bị và phần mềm gồm kỹ năng, kiến thức, công thức, phương pháp. Do vậy, việc mua công nghệ trong nền kinh tế thị trường không chỉ là việc mua bán thiết bị lẻ hay toàn bộ mà còn bao gồm cả việc mua bán phần mềm của công nghệ.

Đối với phần cứng của công nghệ như máy móc, thiết bị thì trên thị trường đã có giá cả ổn định, việc mua bán nó tiến hành như trong quan hệ thương mại thông thường. Còn vấn đề gây nhiều phức tạp thường là việc mua bán phần mềm của công nghệ, bởi lẽ nó không có giá ấn định cụ thể, nó rất trừu tượng, nhiều khi đến mức tưởng như rất vô lý không thể chấp nhận được.

Ví dụ sau đây để minh họa cho điều đó, đã trở thành kinh điển trong lịch sử mua bán phần mềm của công nghệ. Do nhu cầu cấp thiết phục vụ chiến tranh, người Nga đã phải mua bí quyết nấu thuỷ tinh quang học với giá 2 tạ vàng. Bí quyết này được chỉ ra: “Khi nấu thuỷ tinh quang học phải khuấy và khuấy khi nào và khuấy bằng cái gì”.

Phần mềm của công nghệ được bán trên thị trường công nghệ bao gồm: - Nghiên cứu khả thi và khảo sát thị trường trước khi đầu tư.

- Thu thập thông tin và một số kỹ thuật sẵn có. - Thiết kế kỹ thuật.

- Xây dựng nhà máy và lắp đặt thiết bị.

- Phát triển công nghệ sản xuất, nghĩa là những tri thức hiện thân trong quá trình sản xuất.

- Tri thức quản lý và vận hành các phương tiện sản xuất. - Thông tin thị trường.

- Năng lực cải tiến tại chỗ để nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất.

Bởi vậy, ở khoản 1 Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ (2006) đã quy định: “Giá thanh toán trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận”.

Mặc dầu việc xác định giá công nghệ trên thị trường công nghệ có sự phức tạp và khó khăn như vậy, song khi tính toán để xác định phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản, đó là:

- Bình đẳng, cùng có lợi;

- Giá phải phù hợp với giá trị của công nghệ, cũng như phù hợp với giá thị trường tại thời điểm thanh toán;

- Hai bên phải thoả thuận về nguyên tắc, thủ tục thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Như vậy, giá công nghệ tuỳ thuộc sự thỏa thuận và các điều khoản ký kết hợp đồng giữa người mua và người bán, Nhà nước không can thiệp về giá công nghệ như trước đây khi quy định “giá sàn” và “giá trần”.

Tuỳ theo sự thỏa thuận và các điều khoản ký kết mà mỗi hợp đồng được ký kết với giá khác nhau. Trên thực tế khi thỏa thuận giá cả của công nghệ, cần phải tính toán đến những yếu tố ảnh hưởng tới giá của hợp đồng chuyển giao công nghệ. Giá công nghệ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Khả năng mặc cả và đàm phán của bên mua và bên bán công nghệ. - Giá trị về mặt kỹ thuật.

- Tuổi thọ của công nghệ và mức độ hao mòn vô hình.

- Tỷ giá trung bình thường được các công ty có liên quan sử dụng. - Những chi phí về nghiên cứu và triển khai đối với công nghệ đó. - Quan hệ cung cầu về công nghệ sẽ được mua, bán.

- Hiệu quả kinh tế khi sử dụng hợp đồng.

- Độ tin cậy của việc bảo hộ pháp lý các patent đã được mua.

- Thời hạn triển khai và áp dụng đối tượng kỹ thuật theo khả năng của người mua.

- Mức độ mới hoặc tính mới của đối tượng được bán theo hợp đồng và khả năng tiếp tục sử dụng hợp đồng cho đến khi có giải pháp cùng loại xuất hiện.

- Loại hợp đồng li-xăng được ký kết (đơn giản, không độc quyền, độc quyền,...).

- Khối lượng và mức độ bộc lộ bí quyết, khả năng rủi ro mất độc quyền bí quyết nếu người mua tiết lộ cho người thứ ba.

- Khả năng kiếm được thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Khối lượng sản phẩm có thể làm ra theo hợp đồng trong thời gian quy định và giá thành của những sản phẩm đó.

- Những điều kiện bổ sung trong hợp đồng.

- Khả năng cung cấp vật tư, thiết bị,... của người bán là nhanh hay chậm.

- Nguy cơ cạnh tranh của những hàng có cùng sản phẩm.

- Những quy định về thuế và các phí tổn khác do luật pháp của nước thuộc bên giao công nghệ quy định.

- Số vốn đầu tư cần thiết để sản xuất sản phẩm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Những khoản phụ chi cho các tài liệu thông tin, mẫu vật, hướng dẫn của người bán.

- Phương thức thanh toán hợp đồng và đồng tiền dùng để thanh toán. - Những điều kiện ràng buộc về sự trao đổi, giúp đỡ hoàn thiện về mặt kỹ thuật giữa người mua và người bán.

- Những cam kết đào tạo tay nghệ cho người mua.

Trên thị trường công nghệ, khi tính giá của hợp đồng chuyển giao công nghệ người ta thường căn cứ vào những dạng của hợp đồng chuyển giao công nghệ. Trên thực tế thường có 3 dạng hợp đồng chuyển giao công nghệ được chú ý làm căn cứ để định giá:

+ Những hợp đồng về phương pháp sản xuất mới, sản phẩm sản xuất ra hoàn toàn mới trên thị trường.

+ Những hợp đồng về phương pháp sản xuất mới, những sản phẩm của nó khá phổ biến trên thị trường.

+ Những hợp đồng về phương pháp sản xuất cũ, đồng thời cho sản phẩm đã phổ biến trên thị trường nhưng lại có nhu cầu tiêu thụ lớn.

Tóm lại, công nghệ phải đƣợc coi là một loại sản phẩm hàng hóa do sáng tạo của con ngƣời đƣợc đem trao đổi trên thị trƣờng. Do đó, mọi quan hệ trao đổi công nghệ, chuyển giao công nghệ phải là quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ cung - cầu. Thị trƣờng công nghệ phải đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Giá công nghệ phải phản ánh đúng giá trị của nó trong một thị trƣờng công nghệ phát triển mạnh, nguồn cung ứng công nghệ sẵn sàng cung cấp đủ cho xã hội, nền sản xuất phát triển mạnh, cạnh tranh sản phẩm là động lực làm gia tăng nhu cầu công nghệ, đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

CHƢƠNG II

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)