Phương pháp xếp hạng (rating/ranking)

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 66)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.1.2.Phương pháp xếp hạng (rating/ranking)

Phương pháp này yêu cầu phải có sự nhận biết sơ bộ về các tham chiếu hoặc hợp đồng so sánh hoặc một nhóm các hợp đồng có liên quan. Vì vậy, phương pháp này liên quan chặt chẽ với các chuẩn công nghiệp.

Các thành phần cơ bản của phương pháp này:

+ Các tiêu chí cho điểm: Ví dụ về các tiêu chí cho điểm có thể là quy mô thị trường (market size), việc bảo hộ sáng chế v.v…

+ Hệ thống cho điểm: Có thể là hệ thống 1 đến 5 điểm, trong đó điểm 5 là tốt nhất, điểm 1 là kém nhất, còn điểm 3 là điểm trung bình. Cũng có thể áp dụng hệ thống 1 đến 10 điểm hoặc hệ thống 1 đến 7 điểm.

11

Richard Razgaitis: Valuation and Pricing of Technology - Based Intellectual Property, printed in USA, 2002.

+ Thang điểm: Đó là sự cụ thể hoá điểm số trong hệ thống cho điểm đã chọn. Có 2 loại thang điểm là thang điểm chủ quan và thang điểm khách quan. Thang điểm chủ quan được thiết lập qua việc hỏi các chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia dựa trên quan sát tình huống “bằng mắt” rồi áp điểm vào hệ thống điểm đã lựa chọn (chẳng hạn hệ thống 1 đến 5 điểm). Còn thang điểm khách quan là thang điểm được thiết lập khi có đủ kinh nghiệm dựa trên việc so sánh giá trị tiên đoán dùng trong phương pháp này với giá trị thực tế. Cũng có thể dùng hỗn hợp cả thang điểm chủ quan và khách quan.

+ Các nhân tố có trọng số: Các nhân tố có trọng số được dùng khi có những tiêu chí được coi là quan trọng hơn các tiêu chí khác. Chẳng hạn, trong 10 tiêu chí thì tiêu chí quy mô thị trường quan trọng gấp 2 lần so với 9 tiêu chí khác thì điểm của nó phải được nhân đôi, nghĩa là có trọng số bằng 2.

+ Bảng ra quyết định: Kết quả cuối cùng của quá trình xếp hạng (rating/ranking) là cột các điểm thô (a column of raw scores) của các chuyên gia chẩm điểm và điểm đã nhân với trọng số. Để thuận tiện, thông thường thang điểm được chuẩn hoá, chẳng hạn thang 1 đến 5 điểm, sao cho điểm 3.00 là điểm trung bình. Dựa vào kết quả cho điểm của các chuyên gia, sau khi tổng hợp lại có thể đưa ra kết quả cuối cùng về thứ hạng của công nghệ cần định giá. Sau đó, dựa vào một công nghệ chuẩn nào đó có giá đã biết được chọn làm chuẩn so sánh (có thể dựa vào các số liệu của Chuẩn công nghiệp) để suy ra được giá của công nghệ cần định giá.

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 66)