Thực trạng thị trƣờng côngnghệ nƣớc ta

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 26)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3. Thực trạng thị trƣờng côngnghệ nƣớc ta

Bắt nguồn sâu xa từ cơ chế quản lý kinh tế hành chính, mệnh lệnh, tập trung cao độ được áp dụng trong suốt thời kỳ dài đến 1989, thị trường hàng hóa nói chung, thị trường công nghệ nói riêng không được tồn tại, phát triển theo đúng nghĩa của nó, trong nhiều giai đoạn lịch sử. Đối với một số thị trường, thuật ngữ này không tồn tại. Trên danh nghĩa thuật ngữ thị trường vẫn được sử dụng và tồn tại, song trên thực tế linh hồn của thuật ngữ này không có. Các phạm trù gắn liền với thị trường cũng như các quy luật vận động khách quan của thị trường đã bị loại bỏ hoặc vận dụng duy ý chí, bóp méo chúng. Những quy luật của thị trường (quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh) đã bị loại bỏ. Chính vì các quy luật này bị loại bỏ, nên trong các hoạt động của thị trường nói chung, chuyển giao công nghệ nói riêng, các yếu tố kinh tế, yếu tố hiệu quả, yếu tố kinh doanh đã không được tính đến. Các hoạt động trao đổi, mua bán trên thị trường không dựa trên ngang giá, không tính toán lỗ, lãi. Vì mang tính phi kinh doanh, phi thị trường như vậy nên thị trường chỉ còn mang tính hình thức, không phải là sự trao đổi ngang giá phản ánh các mối quan hệ lợi ích kinh tế của các bên tham gia thị trường. Đến tháng 3/1989, sau nhiều lần cải cách kinh tế, được thực tiễn kiểm

3

Ban vật giá Chính phủ, Viện Nghiên cứu khoa học thị trường - giá cả, Bộ Tài chính: Thị trường công nghệ, giá cả chuyển giao công nghệ trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số: 92-98-202/ĐT, 1994, tr.42-50.

nghiệm, cơ chế kinh tế mới – cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước mới được khẳng định và từng bước đi vào cuộc sống; và cũng từ khi Pháp lệnh chuyển giao công nghệ được ban hành thì tính phi kinh tế, phi thị trường của hoạt động chuyển giao công nghệ từng bước được loại bỏ. Thị trường nói chung, thị trường công nghệ nói riêng đã dần trở lại đúng nghĩa của chúng, tức là nơi hội tụ các mối quan hệ lợi ích kinh tế của các bên tham gia thị trường. Tiến trình chuyển biến thị trường công nghệ ở nước ta theo sát với tiến trình chuyển đổi cơ chế kinh tế nêu trên có thể được thể hiện rõ qua hai giai đoạn từ 1987 (khi ban hành Pháp lệnh chuyển giao công nghệ) trở về trước và từ 1987 đến nay.

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 26)