Các hình thức chuyển giao côngnghệ

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 33)

9. Kết cấu của Luận văn

1.4.1. Các hình thức chuyển giao côngnghệ

Việc mua bán công nghệ được gọi chung bằng thuật ngữ “Chuyển giao công nghệ”. Các hoạt động gọi là chuyển giao công nghệ được quy định ở khoản 8 Điều 3 Luật Chuyển giao công nghệ (2006).

Đối tượng công nghệ được chuyển giao được mô tả tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây: (i) Bí quyết kỹ thuật; (ii) Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông

Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.

Theo quy định tại Điều 12 Luật Chuyển giao công nghệ, chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức như:

- Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;

- Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây: + Dự án đầu tư;

+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại;

+ Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp như: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa;

+ Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;

- Và các hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.

Hoạt động mua bán nhãn hiệu hàng hóa mà không kèm theo việc chuyển giao các quyền sở hữu công nghiệp khác thì không được coi là chuyển giao công nghệ.

Các hoạt động thuần tuý nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư thông thường không được coi là chuyển giao công nghệ và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Chuyển giao công nghệ (năm 2006).

Căn cứ vào nguồn hình thành năng lực công nghệ, chúng ta thấy rằng, có hai luồng chuyển giao công nghệ.

Như đã nói ở trên, mỗi luồng chuyển giao đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu cụ thể, để vận dụng luồng chuyển giao công nghệ nào.

Điểm cần đặc biệt lưu ý đối với việc xem xét, phân loại này là: không có sự đề cập đến khía cạnh địa lý, tức là không có sự giới hạn về địa lý khi phân loại luồng chuyển giao.

Trong thực tế người ta lại xem xét khái niệm chuyển giao công nghệ và luồng chuyển giao công nghệ trên cơ sở chủ yếu là giới hạn về mặt địa lý. Người ta cho rằng chỉ có những hoạt động chuyển giao một công nghệ vượt ra khỏi biên giới (địa lý, kinh tế) một nước thì mới gọi là chuyển giao công nghệ. Nói một cách khác “chuyển giao công nghệ” chỉ bao hàm ý nghĩa chuyển giao một công nghệ vượt ra khỏi phạm vi một nước (về địa lý hoặc kinh tế).

Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc UNIDO (United Nations Industrial Development Organization) tại phần “Soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ trong công nghiệp xây dựng” đã đề cập khá rõ vấn đề này. Theo đó, chuyển giao công nghệ khác với sự mở rộng kiến thức kỹ thuật tại nước sở tại, tức là phát triển công nghiệp bản xứ. Ranh giới để phân biệt là đường biên giới và nền kinh tế quốc gia.

Theo quan điểm này, chỉ những lưu thông kiến thức kỹ thuật đi qua đường biên giới mới được coi là chuyển giao công nghệ. Còn những dòng công nghệ lưu thông giữa các bên nằm trong cùng một quốc gia không được coi là chuyển giao công nghệ, mà chỉ là bộ phận của việc phát triển công nghệ sở tại. Như vậy là, sự chuyển giao và sử dụng công nghiệp các kết quả nghiên cứu, triển khai hữu ích, hoặc việc phổ biến, chuyển giao (mất tiền hoặc không mất tiền) các kiến thức kỹ thuật từ nơi này đến nơi khác trong cùng một quốc gia nhằm mục đích phát triển công nghệ sở tại chỉ được mô tả như là sự truyền bá và xâm nhập công nghệ.

Quan điểm của Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề này như thế nào ? Có thể nói rằng chúng ta chấp nhận quan điểm của quốc tế, nhưng không hoàn toàn. Chúng ta nói rõ hơn quan điểm chuyển giao công nghệ qua biên giới quốc gia bằng thuật ngữ “chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam” hoặc “chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài”, chứ không đơn giản bằng thuật ngữ “chuyển giao công nghệ”. Còn hoạt động chuyển giao công nghệ được thực hiện giữa các bên là pháp nhân Việt Nam thì được quy định là “Chuyển giao công nghệ trong nước”.

Như vậy, hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam được hiểu là hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước, nghĩa là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo “Hội nghị Liên Hiệp quốc về thương mại và phát triển” (UNCTAD) có 3 hình thức cơ bản chuyển giao công nghệ: mua bán công nghệ có kèm theo hợp đồng licence; mua bán công nghệ không kèm hợp đồng licence và mua bán công nghệ kèm theo dự án đầu tư.

Hình thức mua bán công nghệ có kèm hợp đồng licence là chuyển giao công nghệ đi cùng với hợp đồng bán licence hoặc patent, trong đó đối tượng chính là các giải pháp kỹ thuật đã được bảo hộ về mặt pháp lý. Người muốn sử dụng các giải pháp này phải xin phép người chủ sáng chế theo quy định của luật pháp.

Hình thức mua bán công nghệ không kèm hợp đồng licence. Trong trường hợp này như đã nói ở trên, những giải pháp kỹ thuật này không chứa đựng yếu tố patent, tức là những giải pháp kỹ thuật mà người chuyển giao không xin bảo hộ về mặt pháp lý, đây là trường hợp chuyển giao bí quyết kỹ thuật. Có quan điểm coi đây cũng là hợp đồng licence và gọi nó là hợp đồng licence-know-how, tức là mua bán li-xăng bí quyết kỹ thuật. Theo thống kê, hiện nay dạng chuyển giao này chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường công nghệ quốc tế.

Trên thực tế, hình thức chuyển giao công nghệ có thể kèm hợp đồng licence hoặc không kèm hợp đồng licence hoặc hỗn hợp (vừa kèm licence vừa không kèm licence). Theo hình thức này, các giải pháp kỹ thuật được chuyển giao có chứa đựng yếu tố patent (đã đăng ký bảo hộ về mặt pháp lý) song lại có chứa đựng yếu tố bí quyết know-how. Người tiếp nhận công nghệ phải tiếp nhận thêm những bí quyết kỹ thuật cần thiết mới có thể áp dụng được, hình thức này rất phổ biến trên thị trường công nghệ.

Hình thức bán công nghệ kèm theo dự án đầu tư: Đây là hình thức chuyển giao công nghệ gắn liền với việc đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp của bên chuyển giao vào bên tiếp nhận. Ở đây cần hiểu rằng đầu tư gián tiếp là các hoạt động cho vay, cung cấp vốn, thiết bị, vật tư...mà bên đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về lỗ, lãi mà chỉ lấy trở lại sản phẩm đã được sản xuất. Đầu tư trực tiếp bao gồm các hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng (hợp đồng hợp tác kinh doanh) hoặc dưới dạng liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn của bên đầu tư. Chuyển giao công nghệ kèm theo dự án đầu tư trực tiếp thông thường là có hiệu quả, ít rủi ro. Song công nghệ được chuyển giao thường cũ, lỗi thời.

Ba hình thức cơ bản trên đây đều thuộc loại hoạt động chuyển giao trực tiếp áp dụng trong hoạt động chuyển giao công nghệ bằng con đường thương mại (mua-bán). Ngoài ra còn có hình thức chuyển giao gián tiếp ít mang tính chất thương mại. Có thể sơ bộ kể ra như sau:

+ Hội nghị, hội thảo khoa học-kỹ thuật quốc tế. + Hội chợ triển lãm.

+ Xuất bản phẩm mô tả sáng chế, giải pháp.

+ Tham quan, công tác nước ngoài của các chuyên gia công nghệ, các nhà kinh doanh.

+ Tình báo công nghiệp, tình báo khoa học-kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)