Nghiên cứu cách thức áp dụng các phƣơng pháp định giá côngnghệ

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 65)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.Nghiên cứu cách thức áp dụng các phƣơng pháp định giá côngnghệ

nghệ

2.2.1. Áp dụng Phương pháp thị trường10

Khi áp dụng phương pháp thị trường nêu trên, trong một số trường hợp người ta có một số cách thức khác và có thể nêu thành phương pháp riêng, thực chất cũng là hệ quả của phương pháp thị trường xét trên một khía cạnh nào đó. Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số cách thức của việc áp dụng phương pháp thị trường để định giá công nghệ.

2.2.1.1. Phương pháp so sánh

Nếu ta biết một người đã mua một mặt hàng tương tự mặt hàng ta định mua với giá bao nhiêu thì ta có thể biết được giá tối đa mà ta sẽ trả khi mua mặt hàng này. Hàn Quốc đã sử dụng chính xác kỹ thuật này trong việc định giá trần cho phí kỳ vụ trong chuyển giao công nghệ: họ sử dụng phí kỳ vụ mà các công ty Nhật Bản đã trả cho các Nhà cung cấp Châu Âu và Mỹ khi mua công nghệ.

Ở Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này. Nếu một tỉnh nào đó tiến hành lập Danh mục công nghệ trên địa bàn tỉnh thì một doanh nghiệp nào đó trong tỉnh muốn biết giá một công nghệ tương tự mà một doanh nghiệp khác trong tỉnh đã mua thì có thể tham khảo Danh mục công nghệ của tỉnh. Nếu Danh mục công nghệ được mở rộng ra phạm vi toàn quốc, sau khi được nối mạng, thì bất cứ doanh nghiệp nào trong nước khi muốn định giá một công nghệ nào đó đều có thể tra cứu trong Danh mục này một cách nhanh chóng.

Trong một số trường hợp cụ thể, phương pháp so sánh còn giúp các cơ quan chức năng Nhà nước nhanh chóng có được các kết quả liên quan đến các vụ việc cần giải quyết. Chẳng hạn, khi xem xét quá trình đầu tư các nhà máy đường tại Việt Nam thời gian qua, dùng phương pháp so sánh, có thể thấy giá cả của một dây chuyền công nghệ của các nhà máy đường là không giống

nhau, thậm chí chênh nhau đến hàng triệu USD. Như báo Lao Động ngày 31 tháng 01 năm 2006 đưa tin: Quá trình đầu tư xây dựng các nhà máy đường, Nhà nước thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Sai phạm xảy ra ở hầu khắp các khâu của quá trình đầu tư. Chỉ tính đến hết năm 2002, lỗ luỹ kế của 36 doanh nghiệp trong ngành mía đường đã lên đến trên 2.000 tỷ đồng. Việc nhập thiết bị chứa ẩn nhiều bất thường: cùng thiết bị của Trung Quốc, cùng công suất 1.000 tấn mía /ngày, nhưng giá chênh nhau rất nhiều. Cụ thể: Nhà máy đường Sơn La 65 tỷ; Nhà máy đường Kon Tum 70 tỷ; Nhà máy đường Bình Thuận 75, 2 tỷ; Nhà máy đường Trị An 76 tỷ v.v… Nhiều nhà máy nhập dây chuyền thiết bị của Australia, giá đắt gấp đôi của Trung Quốc, nhưng nhiều năm không hoạt động được như Nhà máy đường Quảng Nam, Nhà máy đường Kiên Giang v.v… Như ta biết, dây chuyền công nghệ trọn gói gồm phần cứng (trang thiết bị công nghệ) và phần mềm. Giá của phần cứng nói chung đã được xác định khá rõ ràng. Nếu loại trừ giá phần cứng của dây chuyền, phần còn lại sẽ là giá của phần mềm, hay chính là giá của công nghệ cần xác định. Như vậy, phương pháp so sánh giúp chúng ta thu lượm được nhiều thông tin bổ ích cho hoạt động định giá công nghệ.

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 65)