Nghiên cứu kết quả định giá côngnghệ đã thực hiện trong chuyển giao công

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 80)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3. Nghiên cứu kết quả định giá côngnghệ đã thực hiện trong chuyển giao công

Kể từ khi Pháp lệnh về chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam được ban hành, hoạt động chuyển giao công nghệ đã góp phần thúc đẩy thị trường công nghệ ở nước ta. Chuyển giao công nghệ vào Việt Nam được thực hiện trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ, phải đăng ký, phê duyệt tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về khoa học và công nghệ. Trong giai đoạn 1990 - 2007, số hợp đồng chuyển giao công nghệ đã đăng ký tại Bộ Khoa học và Công nghệ khoảng gần 700 Hợp đồng, trong đó tập trung vào các lĩnh vực như sau:

+ Công nghiệp chiếm: 50,93% + Công nghiệp thực phẩm: 10,14%

+ Hóa - Mỹ phẩm: 10,35%

+ Điện - Điện tử - Bưu chính viễn thông: 13,45% + Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 3,51% + Xây dựng - Vật liệu xây dựng: 4,10%

+ Dịch vụ: 5,40%

+ Khác: 2,12%

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ)

Như vậy, chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam có số hợp đồng chuyển giao công nghệ chiếm tỷ lệ gần tuyệt đối khoảng 92,48% trên tổng số hợp đồng đăng ký tại Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trong 5 năm kể từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2008, theo số liệu điều tra trên tổng số 277 hợp đồng chuyển giao công nghệ (trong đó có 174 hợp đồng thanh toán theo phương thức trả kỳ vụ, 68 hợp đồng trả gọn và 35 hợp đồng trả theo phương thức khác), giá công nghệ được tổng hợp lại như sau: + Đối với ngành sản xuất thép: Có 70% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định theo phương thức trả gọn một lần hoặc nhiều lần; 20% hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định mức trả kỳ vụ theo giá bán tịnh từ 1,6-5%; 10% hợp đồng quyết định trả kỳ vụ 1% giá trị tổng sản phẩm làm ra. + Đối với ngành sản xuất cơ khí: Có 57,14% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định trả kỳ vụ theo giá bán tịnh, trong đó có 95% hợp đồng trả ở mức 2-5% và 5% hợp đồng trả ở mức 6%; 0,81% hợp đồng quyết định trả kỳ vụ 3% doanh thu bán sản phẩm làm ra; 13% hợp đồng quyết định trả kỳ vụ theo tổng doanh thu thuần: ở mức 0,5%-2,5% đối với ngành sản xuất, chế tạo các phụ kiện cơ khí và 3-5% đối với việc sản xuất các sản phẩm chính của ngành cơ khí.

+ Đối với ngành hóa chất: Có 41,30% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định trả kỳ vụ theo giá bán tịnh, trong đó có 89,47% hợp đồng trả

định trả kỳ vụ 3% doanh thu bán sản phẩm làm ra; có 21,74% hợp đồng quyết định trả kỳ vụ theo tổng doanh thu thuần ở mức 2-5%.

+ Đối với ngành sản xuất thiết bị điện: Có 63,63% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định trả kỳ vụ theo giá bán tịnh ở mức 3%; và 18,18% hợp đồng quyết định trả kỳ vụ ở mức 1,25-2% doanh thu bán sản phẩm làm ra (đặc biệt, chủ yếu là công nghệ sản xuất sản phẩm thiết bị điện); và 18,18% hợp đồng quyết định trả kỳ vụ 3-5% doanh thu thuần bán sản phẩm làm ra. + Đối với ngành sản xuất công nghiệp điện tử - tin học: Có 41,66% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định trả kỳ vụ theo giá bán tịnh, trong đó: 80% hợp đồng ở mức 2-5% và 20% hợp đồng trả ở mức 10%; và 33,33% hợp đồng quyết định trả kỳ vụ theo doanh thu bán sản phẩm làm ra ở mức 3- 7%; và 25% hợp đồng quyết định trả kỳ vụ 2-5% doanh thu thuần bán sản phẩm làm ra.

+ Đối với ngành sản xuất công nghệ thông tin và truyền thông: Có 40% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định trả kỳ vụ theo giá bán tịnh ở mức 5-9%; và 40% hợp đồng quyết định trả kỳ vụ ở mức 1-5% doanh thu thuần bán sản phẩm làm ra; còn lại 20% tổng số hợp đồng thanh toán theo phương thức trả gọn một hoặc nhiều lần.

+ Đối với ngành xi măng: Có 100% hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định trả kỳ vụ theo doanh thu thuần với mức 2%.

+ Đối với ngành sản xuất gốm sứ xây dựng, vật liệu xây dựng: Có 52,94% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định trả kỳ vụ theo giá bán tịnh ở mức 2-5%; và 17,64% hợp đồng quyết định trả kỳ vụ ở mức 2-3% doanh thu bán sản phẩm làm ra; còn lại 29,41% hợp đồng quyết định thanh toán theo phương thức trả gọn một hoặc nhiều lần.

+ Đối với ngành xây dựng cầu, đường: Có 100% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định thanh toán theo phương thức trả gọn một hoặc nhiều lần.

+ Đối với ngành sản xuất cao su: Có 62,50% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định trả kỳ vụ theo giá bán tịnh ở mức 3-4,1%; và 25% hợp

đồng quyết định trả kỳ vụ ở mức 2-5% doanh thu thuần bán sản phẩm làm ra; còn lại 12,50% hợp đồng quyết định thanh toán theo phương thức trả gọn một hoặc nhiều lần.

+ Đối với ngành sản xuất các sản phẩm y tế: Có 42,85% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định trả kỳ vụ theo giá bán tịnh ở mức 1,5-2%; còn lại 57,15% hợp đồng quyết định thanh toán theo phương thức trả gọn một hoặc nhiều lần.

+ Đối với ngành sản xuất công nghiệp chế biến thực phẩm: Có 66,66% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định trả kỳ vụ theo giá bán tịnh ở mức 1,5-4,1%; còn lại 33,34% hợp đồng quyết định trả kỳ vụ ở mức 1-1,6% tổng doanh thu bán sản phẩm làm ra.

+ Đối với ngành sản xuất công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, gia súc: Có 57,14% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ quyết định trả kỳ vụ theo giá bán tịnh ở mức 1,25-4%; và 14,28% hợp đồng quyết định trả kỳ vụ ở mức 2% doanh thu thuần bán sản phẩm làm ra; còn lại 28,57% hợp đồng quyết định thanh toán theo phương thức trả gọn một hoặc nhiều lần.

Trong một số ngành sản xuất công nghiệp, mức phần trăm trả kỳ vụ của hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam được thống kê lại trong Bảng 13 dưới đây:

Bảng 13. Số liệu thống kê giá công nghệ của một số ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam

TT NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP MỨC % TÍNH THEO GIÁ BÁN TỊNH MỨC % TÍNH THEO DOANH THU MỨC % TÍNH THEO DOANH THU THUẦN 1 Thép 1,6 - 5 1 2 Cơ khí 2 - 5 6 3 0,5 - 2,5 3 - 5 3 Hóa chất 2 - 5 6 - 7 3 2 - 5

5 Điện tử - Tin học 2 - 5 10

3 - 7 2 - 5

6 Công nghệ thông tin và truyền thông 5 - 9 1 - 5 7 Xi măng 2 8 Gốm sứ xây dựng, vật liệu xây dựng 2 - 5 2 - 3

9 Xây dựng cầu, đường

10 Cao su 3 - 4,1 2 - 5

11 Sản xuất các sản phẩm y tế 1,5 - 2 12 Công nghiệp chế biến thực

phẩm

1,5 - 4,1 1 - 1,6

13 Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, gia súc

1,25 - 4 2

Thông qua số liệu khảo sát giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ của một số ngành sản xuất công nghiệp tại Việt Nam, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét, kết luận như sau:

a) Ưu điểm:

- Các ngành sản xuất công nghiệp nói trên tương đối đa dạng về chủng loại công nghệ, thuận tiện cho việc so sánh khi cần định giá công nghệ.

- Các số liệu có được đều là các số liệu thực, các bên (bên giao, bên nhận) chấp nhận được nên có thể tin cậy được. Đây có thể coi như bảng giá công nghệ tại Việt Nam hay “Chuẩn công nghiệp” của Việt Nam vì nó được đúc rút từ thực tiễn chuyển giao công nghệ tại Việt Nam thời gian qua.

- Những kết quả nêu trên đã, đang và sẽ là cơ sở tham khảo tốt cho bên nhận công nghệ trong điều kiện Việt Nam chủ yếu nhập công nghệ trong thời gian dài, kể cả xuất khẩu công nghệ cũng có thể tham khảo được.

b) Hạn chế:

- Vì các kết quả trên được sử dụng trong giai đoạn “phê duyệt” nên có thể có sai khác so với khi áp dụng trong giai đoạn “bỏ phê duyệt”, nhưng về cơ bản vẫn là sự tham khảo tốt.

- Công nghệ có thể thay đổi theo thời gian nên giá cả cũng có thể thay đổi. Vì vậy không nên áp dụng một cách máy móc, dập khuôn mà cần cân nhắc, lựa chọn khi định giá công nghệ.

Tóm lại, giá công nghệ liên quan đến nhiều yếu tố ảnh hƣởng. Do đó, để định giá công nghệ sẽ phải lựa chọn, xem xét nhiều phƣơng pháp sao cho phù hợp, gần đúng hơn với giá trị thực của nó. Mặc dù có nhiều phƣơng pháp để định giá công nghệ, nhƣng nhìn chung có 3 phƣơng pháp cơ bản là: Phƣơng pháp thị trƣờng, Phƣơng pháp chi phí, Phƣơng pháp thu nhập và theo đó, tuỳ theo đối tƣợng áp dụng là bên bán hay bên mua mà lựa chọn phƣơng pháp cho phù hợp.

CHƢƠNG III

KHUYẾN NGHỊ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG

Một phần của tài liệu Phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)