Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS thông qua

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS tỉnh tuyên quang (Trang 102)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS thông qua

Từ đó tạo ra những sân chơi phù hợp với lứa tuổi để các em được sống trong cảm giác hồn nhiên và hình thành nên những tình cảm tích cực có lợi cho cuộc sống qua việc thành lập các câu lạc bộ hoạt động với nhiều hình thức đa dạng để cuốn hút học sinh tích cực tham gia vào nhiều loại hình hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm giúp các em tự GD rèn luyện KNS; tạo điều kiện cho HS có cơ hội thể hiện bản thân, giao tiếp ứng xử, vui chơi giải trí lành mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng; giúp các em trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng; giúp HS giải quyết các vấn đề vướng mắc trong học tập, lao động và trong cuộc sống hàng ngày.

Xây dựng mô hình nhà trường sáng tạo, đổi mới: Phát triển mạnh mẽ và nhân rộng các phòng trào: “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”…

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải là người có kỹ năng giao tiếp tốt, chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ thuật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, phong cách làm việc khoa học, có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện công việc. Quản lý về thời gian và phân phối và sử dung các nguồn lực hợp lý.

3.3.4. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS thông qua HĐGD NGLL HĐGD NGLL

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra là khâu mở đầu của việc đánh giá chất lượng giáo dục, thực hiện khâu kiểm tra tốt sẽ giúp cho việc đánh giá được khách quan, đồng thời thấy rõ được thực trạng, nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế để đề ra

các biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, tạo động lực mới cho quá trình dạy học và giáo dục.

Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng GDKNS giúp cho việc thức đẩy công tác quản lý GDKNS thông qua HĐGD NGLL trong nhà trường ngày càng hiệu quả hơn

3.3.4.2. Nội dung và cách tiến hành

- Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các nhà quản lý và đội ngũ giáo viên của trường về vai trò và tầm quan trọng và sự cần thiết đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, nhất là trong công tác quản lý GDKNS thông qua HĐGD NGLL cho HS ở các trường PTDTNT THCS tỉnh Tuyên Quang.

- Xây dựng kế hoạch đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả GDKNS thông qua HĐGD NGLL, thống nhất được với mục tiêu, nội dung kế hoạch GDKNS thông qua HĐGD NGLL của nhà trường. Ngay cả những kế hoạch được chuẩn bị chu đáo nhất cũng có thể bị thất bại, do đó cần có hệ thống giám sát để cảnh báo sớm những vấn đề có thể xẩy ra. Vì thế, Hiệu trưởng cần nắm vững các biện pháp giám sát hiệu quả và phương thức xây dựng quy trình cho phép phát hiện những vấn đè tiềm ẩn.

- Xây dựng lực lượng kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch GDKNS thông qua HĐGD NGLL bao gồm Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, Tổng phụ trách đội, nhân viên Y tế, tổ trưởng nội trú…phân công nhiệm vụ cụ thể, thống nhất nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra, xây dựng tiêu chí đánh giá. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đổi mới công tác kiểm tra đánh giá GDKNS thông qua HĐGD NGLL, thường xuyên thực hiện sơ kết trong Ban chỉ đạo để đánh giá và điều chỉnh phù hợp cho việc triển khai kế hoạch tiếp theo.

- Bồi dưỡng cho lực lượng kiểm tra đánh giá những hiểu biết về công tác kiểm tra, đánh giá, phương pháp, cách thức tổ chức, tiến hành kiểm tra đánh giá, hiểu biết về KNS và GDKN; nâng cao vai trò và năng lực tự kiểm tra,

đánh giá của học sinh. Rèn luyện năng lực, kỹ thuật tự đánh giá hiệu quả của học sinh giúp cho học sinh nhận thức đúng vai trò của kiểm tra, đánh giá trong học tập và GD; quan tâm, gần gũi chỉ cho HS cách học, cách làm, khuyến khích các em lựa chọn phương pháp hay công cụ kiểm tra, đánh giá để tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

- Việc thực hiện kế hoạch hiệu quả cho biện pháp hiệu trưởng thu thập thông tin, qua đó đánh giá và điều chỉnh tiến độ hiện tại so với kế hoạch ban đầu. Thường xuyên sơ kết, tổng kết đánh giá thi đua, ghi nhận và nhân rộng kết quả thực của quá trình thực hiện GDKNS cho HS thông qua HĐGD NGLL.

- Hiệu trưởng định hướng hoạt động cho GV và HS trong việc GDKNS một cách rõ ràng thông qua các HĐGS NGLL, để tự các nhóm GV xây dựng kế hoạch hoạt động và tiêu chí đánh giá. Hiệu trưởng cần khuyến khích giáo viên đề xuất và thống nhất chung trong trường cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDKNS cho HS theo cơ chế sau: trực tuần, trực nhật; tự quản của các tổ chức HS; giám thị; GVCN lớp và GV chuyên trách; đội cờ đỏ; lập bảng theo dõi thi đua…

- Hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả hoạt động GDKNS thông qua HĐGDNGLL: Kiểm tra đánh giá thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, theo từng hoạt động cụ thể; kiểm tra đánh giá kết hợp với sơ kết, tổng kết thi đua và rút ra bài học kinh nghiệm.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động GDKNS cho HS thông qua các HĐGD NGLL. Đánh giá kết quả GDKNS thông qua tiếp cận KNS được thể hiện ở việc đánh giá xem kế hoạch GDKNS có đạt được mục tiêu tác động đến hành vi của người học hay không? Nội dung đánh giá KNS về từng vấn đề theo 4 trụ cột của GD đó là:

Học để biết (kỹ năng nhận thức).

Học để làm (kỹ năng thực hành).

Học để tự khẳng định mình (kỹ năng xã định giá trị).

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện

- Trước hết, phải nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của CBQL nhà trường; nâng cao vai trò, trách nhiệm của GV để kiểm tra đánh giá thực sự phát huy tính tích cực và đúng với yêu cầu, ý nghĩa của nó. Hiệu trưởng phải thực sự muốn đổi mới,, đi đầu làm gương, có hiểu biết sâu rộng về vai trò, ý nghĩa, các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá; tích cực bồi dưỡng GV trang bị những kiến thức, kỹ năng kiểm tra đánh giá; báo cáo trung thực không chạy theo thành tích.

- Sự thay đổi về hành vi bao giờ cũng khó khăn hơn thay đổi về nhận thức, do đó cần phải chú ý đến khâu giám sát và đánh giá kết quả học tập KNS của HS. Vì vậy, tiêu chí đánh giá kết quả GDKNS phải đáp ứng yêu cầu vừa khoa học, hợp quy luật, ghi nhận được kết quả thực theo các mức độ KNS cần đạt phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS tỉnh tuyên quang (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)