8. Cấu trúc của luận văn
1.5.1. Khái niệm quản lý giáo dục KNS và quản lý giáo dục KNS thông
KNS trong từng hoạt động cụ thể của HĐGD NGLL.
1.5. Quản lý GDKNS thông qua HĐGD NGLL
1.5.1. Khái niệm quản lý giáo dục KNS và quản lý giáo dục KNS thông qua HĐGD NGLL HĐGD NGLL
1.5.1.1. Khái niệm quản lý giáo dục kỹ năng sống
Quản lý giáo dục KNS là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực xã hội để nâng cao giáo dục KNS trong nhà trường [28]. Quản lý giáo dục KNS chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý trường học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện công tác giáo dục KNS. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục và dạy KNS cho học sinh [28].
Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên tất cả các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục KNS nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Hay nói cách khác: Quản lý giáo dục KNS cho học sinh là quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ giáo dục rèn luyện KNS cho học sinh.
Từ các quan niệm trên về QLGD KNS, chúng tôi hiểu: “Quản lý giáo dục KNS trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí
tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động giáo dục KNS của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh đã đề ra” [28] .
1.5.1.2. Khái niệm quản lý HĐGD NGLL
HĐGD NGLL là một trong hai hoạt động cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường do nhà trường tổ chức và quản lý với sự tham gia của các lực lượng xã hội, qua các hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học-kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí..., để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Bằng việc đóng góp sức người, sức của của cộng đồng để tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình đào tạo thế hệ trẻ, vào sự phát triển nhà trường.
Như vậy, trong luận văn này sử dụng định nghĩa sau : Quản lý HĐGD NGLL là hoạt động có mục đích, có tổ chức có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và những lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo những quy luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện [33, tr. 45].
1.5.1.3. Khái niệm quản lý GD KNS thông qua HĐGD NGLL
HĐGD NGLL là một bộ phận của quá trình GD ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học trên lớp. HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là cầu nối gắn lý thuyết với thực tiễn và đồi sống xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở HS.
Xuất phát từ mục tiêu, HĐGD NGLL là điều kiện thuận lợi để HS phát huy vai trò chủ thể, nâng cao tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo
trong quá trình học tập và rèn luyện. HĐGD NGLL vừa củng cố, bổ sung và mở rộng kiến thức đã học, vừa phát triển những kỹ năng cơ bản của HS phù hợp với yêu cầu mục tiêu GD và đòi hỏi của xã hội, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách cho HS.
Với vị trí và vai trò tiếp cận xã hội và giáo dục đạo đức nhân cách rất đặc trưng của HĐGD NGLL thực sự cần thiết và thông qua việc chuyển tải các nội dung của HĐGD NGLL bằng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực theo hướng tiếp cận và giáo dục KNS sẽ rất có hiệu quả trong thực tiễn giáo dục ở nhà trường [6, tr. 39].
HĐGD NGLL là bộ phận hữu cơ trong quá trình GD ở nhà trường PTDTNT, là bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch hoạt động của nhà trường; tạo sự thống nhất giữa GD trong nhà trường và GD ngoài nhà trường. Thông qua HĐGD NGLL, giúp nhà trường huy động mọi nguồn lực để GD HS về mọi mặt, nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Từ các khái niệm quản lý GD KNS và quản lý HĐGD NGLL và mối quan hệ giữa chúng ta có khái niệm về Quản lý GDKNS thông qua HĐGD NGLL được phát biểu như sau: Quản lý GDKNS thông qua HĐGD NGLL trong nhà trường được hiểu là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý có mục đích, có tổ chức có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và những lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt của hoạt động GDKNS thông qua HĐGD NGLL nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách cho HS. 1.5.1.4. Mục tiêu GDKNS thông qua HĐGD NGLL
Mục tiêu của GDKNS là giúp người học thay đổi cách ứng xử của mình theo hướng tích cực và hiệu quả. Chỉ có cách học dựa trên tự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay đổi căn bản hành vi của mình. Bản chất của nó chính là sự trải nghiệm. HĐGD NGLL có ưu thế là điều kiện thời gian thoải mái hơn giờ trên lớp, nên vận dụng trải nghiệm sẽ thuận
lợi hơn. Chính vì vậy, khi thiết kế nội dung và tổ chức GD KNS qua HĐGD NGLL cần quan tâm khai thác những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng đã có của học sinh [3, tr. 43].
Thông qua các hình thức, phương pháp tổ chức các HĐGD NGLL ở trường THCS, giúp HS hiểu được ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện KNS trong HĐGDNGLL; hiểu nội dung của một số KNS cần thiết của HS THCS; đồng thời trình bày được lợi ích của các KNS đối với bản thân trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và trong cuộc sống của gia đình, cộng đồng xã hội. Biết cách rèn luyện các KNS qua việc tham gia các HĐGD NGLL của lớp, của trường; thực hành và vận dụng các KNS trong giao tiếp và ứng xử tích cực với bản thân, với người khác, với các tình huống trong HĐGD NGLL và trong cuộc sống ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các HĐGD NGLL một cách chủ động tự giác; có ý thức rèn luyện KNS trong các hoạt động cụ thể của HĐGD NGLL [6, tr. 41].
Vì vậy người quản lý phải có sự nhìn nhận thức đúng đắn về HĐGD NGLL, để khai thác những ưu thế của HĐGD NGLL trong việc thực hiện mục tiêu GDKNS cho HS.
1.5.2. Nội dung quản lý GD KNS thông qua HĐGD NGLL
Nội sung QLGD KNS thông qua HĐGD NGLL:
1.5.2.1. Quản lý về công tác kế hoạch hóa GD KNS thông qua HĐGD NGLL Trước hết, Hiệu trưởng phải nghiên cứu hệ thống các văn bản chỉ đạo của Bộ, của Sở GD - ĐT về hướng dẫn thực hiện GDKNS thông qua HĐGDNGLL.
Thứ hai, phân tích môi trường giáo dục của nhà trường, của địa phương và thực trạng GDKNS và công tác quản lý GDKNS thông qua HĐGD NGLL của trường, qua đó Hiệu trưởng cần đề ra mục tiêu về quản lý GDKNS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thứ ba, xây dựng kế hoạch quản lý GDKNS thông qua HĐGD NGLL cho cả năm học, kế hoạch hoạt động hàng tháng, tuần và kế hoạch cho từng hoạt động GDKNS thông qua HĐGD NGLL.
Thứ tư, kế hoạch đều phải xác định rõ mục tiêu, nội dung quản lý GDKNS thông qua HĐGD NGLL, người phụ trách, lực lượng tham gia, cách thức tiến hành, địa điểm, kinh phí hoạt động và công tác kiểm tra đánh giá.
Thứ năm, các nội dung GD KNS thông qua HĐGD NGLL phải được mô tả rõ ràng trong từng hoạt động cụ thể .
1.5.2.2. Quản lý về nội dung, chương trình và tư liệu GDKNS thông qua HĐGD NGLL
Hiệu trưởng cần nắm chắc các nội dung GDKNS thông qua HĐGD NGLL theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ vào đặc điểm đối tượng HS, tính chuyện biệt, đặc thù của nhà trường, tình hình thực tế của địa phương, thống nhất với CBQL, GV nhà trường lựa chọn những nội dung GDKNS thông qua HĐGD NGLL.
Xây dựng chương trình, nội dung GDKNS thông qua HĐGD NGLL cho phù hợp với kinh nghiệm của GV, nhu cầu của HS và thực tế của trường và của địa phương.
Khai thác CSVC, thiết bị, đồ dùng và tư liệu hiện có của trường để tổ chức hoạt động GDKNS thông qua HĐGDNGLL, cân đối kinh phí để bổ sung thiết bị, đồ dùng và các tư liệu tổ chức các hoạt động này hiệu quả.
1.5.2.3. Quản lý tổ chức, bộ máy nhân sự nòng cốt tham gia GDKNS thông qua HĐGD NGLL
- Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDKNS thông qua HĐGD NGLL, bao gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, TPT Đội, đại diện GVCN, đứng đầu các tổ chức đoàn thể.
- Hiệu trưởng phải sắp xếp, phân phối nguồn nhân lực, tổ chức lao động khoa học, hợp lý để thực hiện GDKNS thông qua HĐGD NGLL.
- Xác định cơ chế hoạt động và phối hợp các lực lượng liên quan thực hiện quản lý GDKNS thông qua HĐGD NGLL.
- Huy động vật lực, tài lực phục vụ cho hoạt động GDKNS thông qua HĐGD NGLL.
1.5.2.4. Quản lý công tác chỉ đạo thực hiện GDKNS trong nhà trường thông qua HĐGD NGLL.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các thành viên trong Ban Chỉ đạo hoạt động GDKNS thông qua HĐGD NGLL thực hiện các nhiệm vụ:
+ Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ GV.
+ Quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, thiết kế nội dung, cách thức thực hiện các hoạt động GDKNS thông qua HĐGDNGLL.
+ Quản lý việc tổ chức thực hiện các hoạt động GDKNS thông qua HĐGDNGLL qui mô nhà trường, lớp theo các chủ điểm, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
+ Quản lý công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia GDKNS thông qua HĐGD NGLL.
+ Quản lý công tác chỉ đạo xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa trò và trò, thày và trò, thày với thày...; đồng thời quản lý quá trình xây dựng và phát triển môi trường sư phạm thân thiện từ lớp học thân thiện - trường học thân thiện và công đồng thân thiện.
- Thường xuyên đôn đốc, động viên và khích lệ lực lượng tham gia quản lý GDKNS ho HS thông qua HĐGD NGLL; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng, kịp thời điều chỉnh, sửa chữa những sai lệch trong thực hiện nhiệm vụ.
- Thúc đẩy các hoạt động phát triển bằng việc tạo điều kiện về CSVC, thiết bị cũng như các điều kiện khác, giúp cho các đối tượng thực hiện nhiêm vụ một cách tốt nhất.
1.5.2.5. Kiểm tra đánh giá giá việc thực hiện GD KNS thông qua HĐGD NGLL.
Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện GDKNS thông qua HĐGD NGLL về xây dựng và thực hiện các loai kế hoạch và các nhiệm vụ được giao của lực lượng dưới quyền.
Kiểm tra đánh giá hiệu quả của từng hoạt động cụ thể GDKNS thông qua HĐGD NGLL để rút kinh nghiệm.
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của quản lý GD KNS thông qua HĐGD NGLL từ đó tổ chức tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm.
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý GD KNS thông qua HĐGD NGLL của Hiệu trƣởng
Cũng như quá trình hình thành và phát triển tâm lý nói chung và sự hình thành và phát triển KNS của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan, vì thế công tác quản lý GD KNS thông qua HĐGD NGLL của Hiệu trưởng cũng có tác động từ những yêu tố đó, mỗi yếu tố đều có những vai trò nhất định.
1.6.1. Yếu tố chủ quan
- Nhận thức của hiệu trưởng về tầm quan trọng trong việc GDKNS cho HS trường THCS hiện nay; nhận thức về vị trí, vai trò của HĐGD NGLL đối với việc GD KNS cho HS nhà trường là yếu tố cơ bản có ảnh hưởng lớn đến việc GDKNS thông qua HĐGDNGLL.
- Năng lực và kỹ năng quản lý của người Hiệu trưởng là yếu tố có những ảnh hưởng quan trọng trong GDKNS thông qua HĐGDNGLL.
- Kinh nghiệm, hiểu biết về GDKNS thông qua HĐGD NGLL của Hiệu trưởng có ảnh hưởng lớn đến công tác này.
- Các phẩm chất, tâm lý của Hiệu trưởng (tính cách, phong cách làm việc, giao tiếp, ứng xử...) của Hiệu trưởng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng của GDKNS thông qua HĐGDNGLL.
1.6.2. Yếu tố khách quan
- Sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên về thực hiện GDKNS cho học sinh thông qua HĐGDNGLL.
- Nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện của những người dưới quyền là lực lượng trực tiếp tham gia quản lý QLGDKNS thông qua HĐGDNGLL.
- Các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức GDKNS cho HS thông qua HĐGDNGLL.
- Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các yếu tố về phong tục tập quán và truyền thống văn hóa của địa phương; tính chất chuyên biệt và đặc thù của các trường PTDTNT.
- Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường; mối quan hệ giữa các môi trường giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội về GDKNS.
- Ảnh hưởng trong quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh; về nội dung, chương trình và tư liệu dạy học và quá trình quản lý môi trường giáo dục.
- Cơ sở vật chất, thiết bị và nguồn tài chính giành cho GDKNS cho HS thông qua HĐGDNGLL.
Tóm lại, việc QLGD KNS thông qua HĐGD NGLL chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, xác định và làm rõ các yếu tố trên sẽ giúp cho việc QLGD KNS của hiệu trưởng đạt hiệu quả hơn. Đồng thời nâng cao chất lượng GDKNS trong nhà trường, HS có điều kiện rèn KNS để thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội.
Tiểu kết chƣơng 1
- Hoạt động GD KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, GD KNS không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội; Việc GD KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. GD KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ; GD KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Như vậy, GDKNS là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp.
Quản lý giáo dục KNS trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động giáo dục KNS của nhà