Kết quả GDKNS cho học sin hở trường PTDTNT THCS tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS tỉnh tuyên quang (Trang 65)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Kết quả GDKNS cho học sin hở trường PTDTNT THCS tỉnh

2.3.1. Kết quả GDKNS cho học sinh ở trường PTDTNT THCS tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

Xuất phát từ mục tiêu của các trường PTDTNT THCS tỉnh Tuyên Quang là nơi tạo nguồn, đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số cho tỉnh.

Vì thế, nhà trường thực hiện đầy đủ chương trình của trường phổ thông, đồng thời bổ sung thêm những kiến thức về địa phương, về các dân tộc để làm phong phú, sinh động, khắc sâu thêm bản sắc văn hóa của các dân tộc. Do đó mọi hoạt động của trường PTDT Nội Trú phải nhằm mục đích giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết dân tộc, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, đồng thời tôn trọng và bảo vệ truyền thống tốt đẹp của các dân tộc anh em, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tinh thần chịu khó học tập nếp sống văn minh khoa học để sau khi ra trường có tham gia quản lý, lãnh đạo các hoạt động cải tạo và xây dựng quê hương.

Các trường PTDTNT THCS tỉnh Tuyên Quang khác với các trường THCS trên địa bàn tỉnh đó là: Học sinh của các trường này 100% là người dân tộc thiểu số, thuộc nhiều vùng, nhiều dân tộc. Mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm riêng về văn hóa, phong tục tập quán; 100% học sinh ở nội trú tại trường được nhà nước đảm bảo các điều kiện để nhà trường tổ chức nuôi - dạy; ngoài ra còn thay mặt gia đình chăm lo đến sức khỏe cũng như sự phát triển về trí tuệ, học sinh cũng lớn lên về mặt thể chất trong suốt thời gian học tập tại trường, giáo dục các em hình thành nhân cách tốt để bước vào đời.

Từ những đặc điểm trên cho thấy trường PTDTNT THCS của tỉnh Tuyên Quang không chỉ là trường học mà còn là một gia đình lớn, đồng thời cũng là một xã hội thu nhỏ.

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang hướng dẫn thực hiện GDKNS cho học sinh thông qua việc tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Xác định được vị trí vai trò của trường trong hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh. Hiệu trưởng các trường PTDTNT THCS tỉnh Tuyên Quang đã có những quan tâm đến công tác GDKNS cho HS của trường, cụ thể như sau:

Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo về việc GDKNS cho HS tới các tổ nhóm chuyên môn, giáo viên Tổng phụ trách Đội, GVCN lớp, tổ nội trú về việc lồng ghép nội dung GDKNS vào kế hoạch, chương trình công tác của cá nhân và các tổ chức, đoàn thể trong cả năm học.

Triển khai đồng bộ các biện pháp để đưa hoạt động GDKNS vào nền nếp, coi đó là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động giáo dục của nhà trường, giúp cho HS có được những KNS cơ bản cần thiết phù hợp với lứa tuổi để các em thích ứng với cuộc sống nhiều biến động như hiện nay.

Tổ chức tuyên truyền tới tất cả các thành viên trong nhà trường, cha mẹ học sinh hiểu được vai trò, tầm quan trọng của việc GDKNS trong nhà trường, nhất là đối với các trường PTDTNT THCS.

Chỉ đạo tất tới tổ nhóm chuyên môn, giáo viên Tổng phụ trách Đội, GVCN lớp, tổ nội trú và các lực lượng GD khác trong nhà trường Tích hợp nội dung GDKNS cho HS vào các môn học và HĐGD của nhà trường lồng ghép trong các giờ dạy các môn học chính khoá, ngoại khoá để giáo dục rèn luyện cho học sinh kĩ năng sống cần thiết theo hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang, đồng thời phải lưu ý tới tính đặc thù và điều kiện thực tế của trường và được Ban Giám hiệu nhà trường phê duyệt đưa vào thực hiện.

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường tổ chức đời sống nội trú cho học sinh, rèn cho HS nền nếp tự học, tự rèn luyện, thói quen trong sinh hoạt tập thể; thông qua HĐGD NGLL tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo các chủ điểm trong năm học.

Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, quản lý học sinh 24/24, hướng dẫn học sinh tự học. Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, đặc điểm tâm lý để

có phương pháp giáo dục phù hợp. Xây dựng nhà trường trở thành mái ấm gia đình của con em các dân tộc thiểu số.

Hoạt động của HS nội trú phải góp phần vào quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu để tự hoàn thiện các phẩm chất năng lực của con người mới. Các hoạt động của HS nội trú phải góp phần tạo ra cuộc sống vui tươi, lành mạnh, đoàn kết chan hòa trong tập thể học sinh.

Nội dung hoạt động bao gồm: Hoạt động tự học, tự rèn luyện của học sinh; các hoạt động văn hóa, văn nghệ; thể dục thể thao; hoạt động lao động sản xuất, cải thiện đời sống; hoạt động chính trị, xã hội, nhân đạo…

Xây dựng nội quy học sinh; thời gian biểu hàng ngày cho HS; các quy chế hoạt động của nhà trường; quy tắc ứng xử của HS và tập thể sư phạm; các quy định ăn, ở và sinh hoạt ở nội trú...

Phát động phong trào thi theo đợt, khép kín trong năm học, có sơ kết thi đua từng chặng để rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình tiên tiến, biểu dương khen chê kịp thời; đồng thời tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao, các thi phòng ở, lớp học, thi kể chuyện, các cuộc thi tìm hiểu.... Tổ chức các ngày lễ lớn như ngày hội truyền thống văn hóa các dân tộc, ngày 20/11...

Các trường đã tổ chức nhiều hoạt động hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh nhằm xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa bạn học, giữa thầy trò, giữa các thầy cô giáo, tạo môi trường rèn KNS cho HS.

Tạo ra các sân chơi, bổ ích, lý thú, vui tươi, lành mạnh như: thành lập các câu lạc bộ: Câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ Âm nhạc, câu lạc bộ em yêu khoa học…; tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; lao động sản xuất cải thiện đời sống; tham các hoạt động nhân đạo, từ thiện giúp đỡ chính những HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường qua đó tạo điều điều kiện để HS rèn KNS.

Tổ chức các lễ hội truyền thống, các hoạt động ngoại khóa dưới nhiều hình thức để thu hút các em như: Đêm hội Trăng rằm, Lễ hội Lồng tông …đưa các trò chơi dân gian, hát dân ca các dân tộc, hoạt động ngoại khóa về An toàn giao thông; GDKNS về sức khỏe sinh sản vị thành niên; đêm thứ 7 nội trú…

Từ những việc làm cụ thể nêu trên, bước đầu hình thành cho HS những KNS cơ bản cần thiết như: Kỹ năng tự nhận thức, Kỹ năng tự tin, Kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiên định và từ chối,…nhiều em đã có ý thức sâu sắc về con người và cuộc sống, có trách nhiệm với cộng đồng, có nhận thức về sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa tác động đến cuộc sống của bản thân, gia đình, bản làng. Đa số các em đã bắt nhịp được với cái mới, cái tiến bộ và từng bước bỏ đi thói quen xấu, tư tưởng lạc hậu, ích kỷ, có khát vọng sống đẹp…

Nhiều em đã có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của điều kiện sống và môi trường sống, có ý thức vươn lên, khả năng tư duy khá tốt, bắt nhịp nhanh với những thay đổi của thực tiễn, thời đại, của khoa học và công nghệ…

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS tỉnh tuyên quang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)