8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Nội dung, chương trình GDKNS
Năm học 2002 - 2003 Việt Nam thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông trong cả nước. Theo đó Nội dung, chương trình GDKNS ở cấp THCS được thể hiện qua việc đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp, cụ thể:
Về mục tiêu là hình thành các năng lực cơ bản như: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử, năng lực tự học suốt đời. Với định hướng đào tạo: Học để biết, học để làm, học để cùng nhau chung sống, học để tự khẳng định bản thân.
Về nội dung bảo đảm tính vừa sức, thiết thực, giảm lý thuyết, tăng thực hành và hành động, gắn với đời sống thực tế...
Về phương pháp và phương tiện: Chuyển từ phương pháp đào tạo lấy thầy và kiến thức làm trung tâm sang phương pháp đào tạo lấy trò và năng lực cần đào tạo làm trung tâm; coi trọng tổ chức các hoạt động thực hành, luyện tập trong và ngoài lớp.
Tích hợp GDKNS qua các môn có tiềm năng và HHĐGD NGLL, hoạt động lao động hướng nghiệp...Qua đó có thể khái quát nội dung GDKNS đã được được triển khai trong chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện trong ngữ cảnh sau: GDKNS trong giáo dục đạo đức, giáo dục công dân GDKNS để thực hiện quyền trẻ em, GDKNS phòng tai nạn thương tích cho trẻ em, GDKNS phòng chống ma túy, HIV/AIDS; GDKNS để giải quyết các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên, GDKNS bảo vệ môi trường.
Những KNS cốt lõi (hoặc KNS chung) đã được giáo dục đó là: Kỹ năng tự nhận thức
Kỹ năng kiên định Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng ra quyết định Kỹ năng xác định giá trị Kỹ năng đặt mục tiêu
Như vậy, để xây dựng được nội dung GDKNS phù hợp với lứa tuổi HS THCS và nhất là đối với HS là người DTTD, trước tiên cần phải hiểu một số đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi có liên quan đến GDKNS.
* Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS DTTS
Lứa tuổi của học sinh THCS được coi là tuổi vị thành niên. Lứa tuổi này chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em. Đây là thời kỳ quá độ từ trẻ con sang người lớn, giai đoạn này tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt: phát triển về thể chất, trí lực, đạo đức, xã hội...
Ở lứa tuổi này hình thành kiểu quan hệ mới đó là nhu cầu giao tiếp như những “người lớn”; “đạo đức vâng lời” và “đạo đức bình đẳng”; các hoạt động giao lưu tâm tình bè bạn. Do đó khiến thiếu niên cảm thấy mình đã trở thành người lớn, điều này làm cho HS có những rung cảm mới, nhất là rung cảm về giới tính. Nét đặc trưng của trình độ tư duy ở lứa tuổi này là HS ý thức được các thao tác trí tuệ của bản thân và kiểm soát được chúng.
Một trong những đặc điểm quan trọng ở lứa tuổi này của sự phát triển nhân cách đó là sự hình thành tự ý thức. Cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn phát triển có ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở mỗi HS. Đến tuổi này, do sự mở rộng quan hệ xã hội, do sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức... mà trình độ đạo đức của HS cũng được phát triển mạnh. Vì thế các hình thái ý thức đạo đức nói chung, sự lĩnh hội tiêu chuẩn của đạo đức nói riêng là đặc điểm tâm lý quan trọng trong lứa tuổi thiếu niên.
Do ảnh hưởng của điều kiện sống, phong tục, tập quán, thói quen, truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc. Ngoài những đặc điểm trung về tâm lý sinh lý lứa tuổi HS THCS, Học sinh dân tộc thiểu số còn một số đặc điểm tâm lý riêng được thể hiện như sau:
Về thế chất đa số HSDTTS thấp bé hơn so với HS ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi.
Về thái độ, tình cảm của HS DTTS các em sống rất thật thà, trung thực có thể nói đây là đặc tính chung của đồng bào DTTS. Trong quan hệ cộng đồng, xã hội các em coi trọng tín nghĩa, thẳng thắn, yêu ghét rạch ròi; tình cảm của HS DTTS thầm kín, ít biểu hiện ra ngoài một cách mạnh mẽ. Học sinh thích lao động, chịu đựng được khó khăn, vất vả, các em thích hoạt động cơ bắp, vì thế HS chưa có thói quen lao động trí óc, tư duy còn đơn giản. HS DTTS chịu ảnh hưởng nặng nề các phong tục, tập quán lạc hậu; thích sống tự do, không thích bị ràng buộc bởi nền nếp, quy định tập thể; phần lớn các em có tâm lý tự ti, mặc cảm và hay tự ái.
Trong lối sống các em ưa phóng khoáng, tự do, không thích gò bó, nhiều thói quen chưa tốt như lề mề, chậm chạp, thiếu ngăn nắp... ảnh hưởng đến công tác giáo dục, dạy học khi các em học ở trường phổ thông, cũng như chuyên nghiệp [4, tr. 49].
Nhận thức của HS DTTS mang hơi thở của tự nhiên rất rõ nét nên nhận thức cảm tính của HS phát triển khá tốt; cảm giác, tri giác của các em khá sinh động, phong phú, tinh tế nhưng thiếu tính khái quát, không thấy được bản chất của sự vật, hiện tượng, nhìn nhận mọi vật rất cảm tính và mơ hồ.
Sự chú ý của HS DTTS tuy đã phát triển, song chúng vẫn thường chú ý đến những gì chúng thích, những gì không thích thì thật khó để gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ bắt các chú ý theo đúng nghĩa của nó. Vì vậy các hình thức học tập ngoại khóa có tác dụng phát triển chú ý có mục đích cho học sinh nhiều hơn hoạt động trên lớp.
Về tư duy và thói quen học tập của HS DTTS là khả năng phân tích phán đoán, suy luận logic còn hạn chế, sự hình thành tri thức mới của các em chủ yếu thông qua các hoạt động quan sát, ghi nhớ mang tính đại khái chung chung. Tư duy còn kém nhanh nhạy và linh hoạt, khả năng thay đổi giải pháp chậm, đôi khi còn máy mọc, dập khuôn. Tư duy độc lập và óc phê phán còn hạn chế, khả năng tư duy trực quan hình ảnh của HS DTTS tốt hơn khả năng tư duy trừu tượng - logic. Thói quen lao động chí óc chưa bền, ngại suy nghĩ, ngại động não. Việc học chưa được coi trọng vì thiếu động cơ thúc đẩy.
Từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS có thể nói rằng: về mặt tâm lý và tình cảm, các em có ý thức được mình không còn là trẻ con nữa và muốn hành động, muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều mới lạ, các em cũng bắt đầu quan tâm đến bạn bè, muốn tách khỏi sự bảo hộ của cha mẹ. Ở lứa tuổi này phát triển mạnh tính độc lập, ý muốn thoát khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình, phát triển mạnh cá tính, muốn tìm kiếm các mối quan hệ bạn bè cùng lứa.
Nhu cầu bạn bè trở nên quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng tốt cũng như xấu của nhóm bạn đó; đặc biệt chúng đã biết chú ý đến bạn khác giới và dễ nhầm lẫn giữa tình bạn với tình yêu. Tư duy trừu tượng tiếp tục phát triển mạnh, còn tình cảm lại thường thay đổi dễ dàng, khi vui, khi buồn, “sớm nắng chiều mưa”. Khi mong muốn điều gì, các em mong muốn được thỏa mãn nhu cầu ngay và có thể hành động bất chấp hậu quả, tron khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ khả năng phê và tự phê. Vì vậy nếu không được GDKNS, các em có thể bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỷ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
* Nội dung Giáo dục KNS
KNS trong phạm vi lứa tuổi học sinh THCS thường gắn liền với phạm trù kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh được rèn luyện trong quá trình giáo dục. Tổng hợp các kết quả từ bài học trên lớp và từ những hoạt động GDNGLL, học sinh hình thành được một số KNS cơ bản, phù hợp.
KNS là tất cả những kỹ năng cần có giúp cá nhân học tập, làm việc có hiệu quả hơn, sống tốt hơn. Có hàng trăm KNS khác nhau, theo từng hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà người ta cần dạy cho học sinh những kỹ năng thiết yếu khác nhau để hòa nhập và thích nghi với cuộc sống
Những KNS cơ bản cần GD cho HS trong trường PTDTNT THCS:
1- Kỹ năng tự nhận thức bản thân. 2- Kỹ năng xác định giá trị. 3- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc. 4- Kỹ năng ứng phó với căng thẳng. 5- Kỹ năng tiềm kiếm sự hỗ trợ. 6- Kỹ năng thể hiện sự tự tin. 7- Kỹ năng giao tiếp.
8- Kỹ năng lắng nghe tích cực. 9- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông. 10- Kỹ năng thương lượng.
11- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. 12- Kỹ năng hợp tác.
13- Kỹ năng tư duy phê phán. 14- Kỹ năng tư duy sáng tạo
15- Kỹ năng ra quyết định. 16- Kỹ năng giải quyết vấn đề. 17- Kỹ năng kiên định.
18- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm. 19- Kỹ năng đạt mục tiêu.
20- Kỹ năng quản lý thời gian.
21- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. 22- Kỹ năng tư duy áng tạo
23- Kỹ năng tự học
24- Kỹ năng phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội
25- Kỹ năng lãnh đạo 26- Kỹ năng ghi nhớ 27- Kỹ năng biết tự trọng
1.3.4. Tầm quan trọng của việc GDKNS cho học sinh trong các nhà trường phổ thông
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước về mục tiêu phát triển giáo dục, mục tiêu giáo dục phổ thông được thể hiện trong Luật Giáo dục và các khái niệm về KNS ta có thể thấy rõ được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường.
Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Có thể nói KNS chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực, phù hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình.
Giáo dục KNS không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, KNS còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu KNS là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội như; nghiện hút, nghiện rượu, cờ bạc, mại dâm...Việc GD KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. GDKNS còn giải quyết tích cực các nhu cầu về quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Bởi các em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người quyết định sự phát triển của đất nước tron những năm tới. Nếu không có KNS sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Mặt khác xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và tác động đan xen giữa các yếu tố tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường, những biến đổi nhiều mặt của xã hội buộc các em phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách. Nếu không được GDKNS thì sẽ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực..
Vì vây việc GD KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, công đồng và tổ quốc, giúp các em nhất là đối với HS trường PTDTNT có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn và lành mạnh.
Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện, do vậy cần phải đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiệm vụ đổi mới GD đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, trong Luật Giáo dục tại Điều 27- Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi, bổi sung năm 2009 viết: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [20, tr. 25].
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động và năng lực thực tiễn. Giáo dục KNS cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp vơi mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông [6, tr. 12].
Giáo dục KNS cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó thích hợp trước các tình huống của cuộc sống, rõ ràng phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục phổ thông [6, tr. 12].
Giáo dục KNS cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới [6].
. Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống, chúng ta mong muốn mỗi người có một cuộc sống tích cực, lành mạnh, hạnh phúc. Chính vì vậy kỹ năng sống đã trở thành một hợp phần quan trọng trong nhân cách của con người sống trong xã hội hiện đại. Kỹ năng sống không thay thế được vai trò của tri thức trong nhà trường, nhưng nó là một phần không thể thiếu để giúp việc hấp thụ tri thức trở nên đúng đắn và dễ dàng hơn. Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục là tạo ra những con người có giá trị và hữu ích cho xã hội.
1.4. Hoạt động GDNGLL
1.4.1. Khái niệm HĐGDNGLL
HĐGDNGLL là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thực hiện trong các hoạt động thực tiễn về khoa học - kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội văn hóa nghệ thuật, hoạt động thể thao vui chơi giải trí…được thực hiện ngoài giờ lên lớp, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của HS [33, tr. 37].
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh.
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng: HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung và trường (THCS) nói riêng.