0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Mục tiêu của GDKNS và nguyên tắc GDKNS

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 33 -33 )

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Mục tiêu của GDKNS và nguyên tắc GDKNS

1.3.2.1. Mục tiêu GDKNS

Mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển giáo dục của nước ta giai đoạn 2011- 2020 có ghi: Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hưởng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng lên một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế trí thức; đảm bảo công bằng trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập [28].

Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất hình thành phẩm chất và năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ và tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

Mục tiêu giáo dục Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỷ XXI: Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định mình; học để cùng nhau chung sống. Bốn trụ cột trong giáo dục này vừa là mục tiêu, vừa là nội dung hoạt động để phát triển giáo dục, vì thế đây cũng chính là cách tiếp cận để thực hiện GDKNS cho mọi người, cụ thể:

Học để biết: KNS liên quan đến “kiến thức”. Học để làm: KNS liên quan đến “hành vi”.

Học để cùng chung sống: KNS liên quan đến “thái độ”. Học để tự khẳng định mình: KNS liên quan đến “giá trị”.

Mục tiêu GDKNS cho học trong nhà trường nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho các em hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Hay nói cách khác, mục tiêu của GDKNS là giúp học sinh làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.

GDKNS với mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của người học từ thói quen thụ động có thể gây rủi ro, mang lại những hậu quả tiêu cực, chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội [3, tr. 32].

1.3.2.2. Các nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống

Trên cơ sở khái niệm, đặc điểm, bản chất của GDKNS; nội dung một số thuyết tâm lí học có liên quan và một số công trình nghiên cứu về GDKNS, có thể tổng hợp một số nguyên tắc chung, cơ bản về GDKNS nhằm đảm bảo sự tương

tác cao cho người học; đảm bảo cho học sinh được trải nghiệm; đảm bảo tiến trình thực hiện; Đảm bảo hình thành và thay đổi hành vi; Đảm bảo về thời gian - môi trường giáo dục, cụ thể:

- Đảm bảo sự tương tác: KNS không thể hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Nhiều KNS được hình thành trong quá trình người học tương tác với người lớn, bạn bè cùng trang lứa. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao cho học sinh tham gia là nguyên tắc quan trọng đảm bảo cho việc GDKNS đạt hiệu quả.

Các nguyên tắc quan trọng đối với giáo dục kỹ năng sống

+ Tổ chức các hoạt động cho người học để phản ánh tư tưởng/suy nghĩ và phân tích các trải nghiệm trong cuộc sống của họ.

+ Khuyến khích người học thay đổi giá trị, thái độ và cách ứng xử cũ để chấp nhận giá trị, thái độ, cách ứng xử mới.

+ Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vấn đề, không chỉ là ghi nhớ các thông điệp hoặc các kỹ năng.

+ Cung cấp cho người học tóm tắt/ tổng kết việc học của mình, GV không tóm tắt thay họ.

+ Người học vận dụng kỹ năng và kiến thức mới vào tình huống thực của cuộc sống.

+ Tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa người dạy và người học [3, tr. 34].

- Đảm bảo tính trải nghiệm: KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Kinh nghiệm được hành động trong các tình huống đa dạng giúp trẻ dẽ dàng dịch chuyển các kỹ năng đó trong các tình huống phù hợp, biết điều chỉnh kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế. Do vậy cần thiết kế và tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho người học có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của mình và người khác.

- Đảm bảo tiến trình: GDKNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả một quá trình từ nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Do đó nhà GD có thể tác động lên bất kỳ một mắt xích nào trong chu trình trên; thay độ thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi về nhận thức và thái độ [6, tr.14].

- Nguyên tắc thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của GDKNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. GDKNS thúc đẩy người học thay đổi các giá trị, thái độ, hành vi trước đó. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị của từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời. Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi và giá trị trước đó. Do đó các nhà GD cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động để đến thời điểm người học biết thay đổi hành vi và hành vi đó trở thành kỹ năng cho trẻ [25, tr. 15].

Các nguyên tắc thay đổi hành vi: cung cấp thông tin; tập trung vào những thông điệp tích cực; GD theo quy mô nhỏ và cần độ lâu về mặt thời gian; Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn; tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi về hành vi; tăng cường sử dụng GD đồng đẳng; phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ.

- Đảm bảo về thời gian và môi trường giáo dục; GDKNS cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện các sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường GD được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống thực trong cuộc sống. GDKNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức GDKNS có thể là bố mẹ, thầy cô, là bạn cùng học hay các thành viên cộng đồng. Trong nhà trường phổ thông GDKNS được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động giáo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 33 -33 )

×