Phát triển môi trường GD và đội ngũ thực hiện GDKNS thông qua

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS tỉnh tuyên quang (Trang 99)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.3.Phát triển môi trường GD và đội ngũ thực hiện GDKNS thông qua

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng, phát triển đội ngũ GV tốt về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có hiểu biết về KNS, tự tin và sáng tạo; có kinh nghiệm, năng lực và kỹ năng tổ chức hoạt động GDKNS thông qua HĐGD NGLL, là yếu tố quyết định chất lượng GDKNS cho HS của nhà trường.

3.3.3.2. Nội dung và cách tiến hành

Trong nhà trường, nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng và CBQL giữ vai trò quan trong trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động GD. Như vậy, chất lượng giáo dục được tạo ra bởi sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người quản lý và người thực thi công việc, do đó hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung như sau:

Thứ nhất, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc GDKNS trong nhà trường thông qua HĐGD NGLL; cung cấp cho họ những năng lực thiết yếu, những định hướng về GDKNS cho HS, những kiến thức về KNS và GDKNS, phương pháp và cách thức tổ chức GDKNS cho HS thông qua HĐGD NGLL; bổ sung cho họ những hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến GDKNS cho HS (đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS DTTS, phong tục, tập quán, thói quen, truyền thống văn hóa…), tình hình kinh tế, xã hội của địa phương; đồng thời giúp họ nâng cao năng lực như: tìm hiểu đối tượng và môi trường GD, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục…;phát triển những kỹ năng cần thiết để tổ chức các hoạt động GDKNS thông qua HĐGDNGLL như: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự quyết định, kỹ năng giái quyết mâu thuẫn, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng kiểm tra đánh giá, kỹ năng lãnh đạo và quản lý;…quan tâm bồi dưỡng làm công tác chủ

nhiệm lớp về những nội dung cần đổi mới…Công tác bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Để làm được việc này, trước hết hiệu trưởng cần tiến hành rà soát đánh giá đội ngũ GV về khả năng thực hiện GDKNS cho HS thông qua HĐGD NGLL, sau đó xây dựng chương trình bồi dưỡng, xác định những nội dung, phương pháp và cách thức bồi dưỡng, sắp xếp bố trí thời gian hợp lý và cuối cùng là tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ. Đa dạng hóa các loại hình thức bồi dưỡng như: tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong các tổ nhóm chuyên môn, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, sinh hoạt theo chuyên đề, tổ chức hội thảo, mời chuyên gia nói chuyện, tổ chức các buổi dã ngoại thực tế, các hoạt động ngoại khóa…

Thứ hai, Trong quá trình bồi dưỡng đội ngũ GV, hiệu trưởng cần đàm phán và xây dựng đội ngũ nòng cốt cho công tác GDKNS thông qua HDGD NGLL. Hiệu trưởng quyết định lựa chọn những giáo viên phù hợp, thành lập Ban chỉ đạo bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đại diện BCH Công đoàn, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội, đại diện GVCN. Đây là lực lượng nòng cốt để giúp hiệu trưởng tổ chức, điều hành các HĐGD KNS thông qua HĐGDNGLL trong nhà trường, là những người tham mưu, đề xuất các vấn đề cần bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ GV…Ngoài ra còn thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường, tổ truyền thông của nhà trường, tạo môi trường cho GV, HS được thường xuyên chia sẻ những khó khăn, bức xúc trong cuộc sống, trong học tập.

Hoạt động của tổ tư vấn tâm lý: Gợi ý, hướng dẫn, tâm sự với HS: để HS nói lên những suy nghĩ của mình, tổ tư vấn tâm lý giúp hình thành nhóm bạn, tổ chức các hoạt động của những “thám tử HS”, những HS này bí mật theo dõi các biểu hiện tiêu cực, dẫn đến bạo lực trong trường, kịp thời thông báo cho thầy cô ngăn chặn. Chia sẻ với GVCN lớp về những ứng xử cần thiết trong tổ chức hoạt động cho HS, nhằm giảm thiểu bạo lực; làm cầu nối để tổ chức giao lưu giữa các lớp, các tổ chức đoàn thể trọng nhà trường và làm cầu nối giữa nhà trường và gia đình, …

Thứ ba, huy động các tất cả các lực lượng GD trong nhà trường tham gia GDKNS thông qua HĐGD NGLL cho HS; đồng thời hiệu trưởng cần thường xuyên củng cố và phát triển các mối quan hệ hợp tác, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường: GVCN, Tổng phụ trách Đội, giáo viên bộ môn, Bí thư Đoàn, Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương… trong mọi hoạt động GDKNS cho Hs. Cần thường xuyên thúc đẩy họ đạt mục tiêu, giúp họ phát triển cả hai vai trò: cá nhân và thành viên của tổ chức. Đặc biệt quan tâm, phát huy cao độ vai trò của GVCN lớp trong mối quan hệ với cha mẹ HS và đảm nhiệm trách nhiệm hình thành nếp sống văn hóa cho HS trong các trường PTDTNT THCS.

Vì vây, cần phải mới công tác chủ nhiệm lớp: Hãy cho HS được thực hiện quyền làm chủ, tự quyết định một số vấn đề như: cách bố trí chỗ ngồi, cách trang trí lớp học, các hình thức khen thưởng - kỷ luật, đánh giá cho điểm và tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, đóng góp ý kiến cho GV. Tạo mối thân thiện giữa GV và HS: trước khi làm thày hãy làm bạn với học trò, cùng tham gia các trò chơi với trò; quan tâm đến những điều mà trò thích, những khó khăn mà chúng gặp phải; nên có những bí mật nho nhỏ giữa thầy với mỗi trò; không nên lúc nào cũng cao đạo với HS. Hãy cho chúng biết những điểm yếu của mình. Nếu sai cần phải xin lỗi; hãy tìm những điều hay từ trò, không nhất thiết phải là học giỏi; hãy khôi hài và dí dỏm…

Thứ tư, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện từ lớp học thân thiện đến trường học thân thiện và cộng đồng thân thiện. Để làm được điều này trường cần tổ chức HĐGD NGLL rất đa dạng và phong phú như các hoạt hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao…Tổ chức hoạt động ngoại khóa dưới dạng “sân khấu hóa” thực hiện theo các chủ điểm của năm học được duy trì mỗi tháng một lần như: ngày hội đọc; Ngày hội truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số; Ngày hội văn hóa dân gian, Đêm hội trăng rằm; Nhớ ơn thầy cô; Quà tháng 5 dâng Bác bằng nhiều hình như: các cuộc thi biểu diễn văn nghệ, thi

đấu thể thao, thi trình diễn trang phục dân tộc; thi hùng biện, rung chuông vàng, khéo tay hay làm;…Thành lập các câu lạc bộ như: câu lạc bộ KNS, câu lạc bộ Văn học, nghệ thuật, Câu lạc bộ khoa học tự nhiên, … duy trì sinh hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS tỉnh tuyên quang (Trang 99)