8. Cấu trúc của luận văn
1.6.2. Yếu tố khách quan
- Sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên về thực hiện GDKNS cho học sinh thông qua HĐGDNGLL.
- Nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện của những người dưới quyền là lực lượng trực tiếp tham gia quản lý QLGDKNS thông qua HĐGDNGLL.
- Các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức GDKNS cho HS thông qua HĐGDNGLL.
- Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các yếu tố về phong tục tập quán và truyền thống văn hóa của địa phương; tính chất chuyên biệt và đặc thù của các trường PTDTNT.
- Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường; mối quan hệ giữa các môi trường giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội về GDKNS.
- Ảnh hưởng trong quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh; về nội dung, chương trình và tư liệu dạy học và quá trình quản lý môi trường giáo dục.
- Cơ sở vật chất, thiết bị và nguồn tài chính giành cho GDKNS cho HS thông qua HĐGDNGLL.
Tóm lại, việc QLGD KNS thông qua HĐGD NGLL chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, xác định và làm rõ các yếu tố trên sẽ giúp cho việc QLGD KNS của hiệu trưởng đạt hiệu quả hơn. Đồng thời nâng cao chất lượng GDKNS trong nhà trường, HS có điều kiện rèn KNS để thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của đời sống xã hội.
Tiểu kết chƣơng 1
- Hoạt động GD KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, GD KNS không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội; Việc GD KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. GD KNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ; GD KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Như vậy, GDKNS là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp.
Quản lý giáo dục KNS trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động giáo dục KNS của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh đã đề ra .
Quản lý HĐGD NGLL là hoạt động có mục đích, có tổ chức có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và những lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo những quy luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện.
- Quản lý GDKNS thông qua HĐGD NGLL là hoạt động có mục đích, có tổ chức có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và những lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tổ chức chỉ đạo thực hiện bằng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để GDKNS thông qua HĐGD NGLL hoạt theo những quy luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện của HS.
Việc quản lý GDKNS thông qua HĐGD NGLL bao gồm 05 nội dung: Quản lý kế hoạch thực hiện hoạt động GDKNS thông qua HĐGD NGLL; Quản lý nội dung, chương trình GDKNS thông qua HĐGD NGLL;...
- Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý GD KNS thông qua HĐGD NGLL như: nhận thức của hiệu trưởng về vai trò của hoạt động GDKNS thông qua HĐGD NGLL; Năng lực của những người dưới quyền tham gia vào hoạt động GDKNS thông qua HĐGD NGLL; …
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GDKNS THÔNG QUA HĐGDNGLL Ở CÁC TRƢỜNG PTDTNT THCS TỈNH TUYỂN QUANG