Quan hệ giữa Kiểm toán Nhà nước với Chính phủ và Quốc hộ

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 31)

Việc bảo đảm tính độc lập của KTNN liên quan chặt chẽ tới mối quan hệ

với các cơ quan nhà nước trong ngành lập pháp và hành pháp. Mối quan hệ giữa KTNN với Chính phủ và Quốc hội phải được luật hoá và là một yếu tố quan trọng đảm bảo tính độc lập khách quan của KTNN về mặt pháp lý. Tuỳ thuộc vào thể chế chính trị và điều kiện của từng nước mà KTNN được tổ chức theo các hình thức khác nhau, nhưng trong mọi trường hợp phải đảm bảo tính độc lập của KTNN. KTNN không chịu sựđiều hành, chỉ đạo của bất kỳ cơ quan quyền lực nào, nhưng KTNN phải có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm toán cho Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác theo hoạch định, đồng thời phải công khai kết quả kiểm toán cho công chúng. Mối quan hệ giữa KTNN với Chính phủ và Quốc hội được thể hiện thông qua các nội dung chủ yếu sau đây:

1. KTNN độc lập về tổ chức

Ở một số nước các cơ quan Kiểm toán tối cao thực sựđược xây dựng như

là những cơ quan nhà nước độc lập hoặc cơ quan hiến pháp độc lập (Điều 1 Luật KTLB Đức; Điều 2 khoản 1 Luật KT Hàn Quốc; Điều 2 khoản 1 Luật KT Séc). Bằng việc tách kiểm tra tài chính ra khỏi phạm vi ngành lập pháp hoặc hành pháp về mặt tổ chức -thiết chế sẽ đảm bảo cho người kiểm tra độc lập, khách quan về mặt nghiệp vụ và thiết chế.

2. Đặt KTNN nằm trong ngành lập pháp hoặc hành pháp

Ngược lại ở Nga và Anh cơ quan KTTC hoặc Tổng KTNN lại giữ vị trí một cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan thuộc cấp của Quốc hội (Điều 1 khoản 2 Luật KT Anh; Điều 1 khoản 1 Luật KT Nga). Tuy vậy cả hai Luật kiểm toán này đều nhấn mạnh tính độc lập (về nghiệp vụ) của cơ quan Kiểm toán bất chấp việc nó trực thuộc Quốc hội (Điều 1 khoản 4 Luật KT Anh; Điều 1 khoản 2 Luật KT Nga). Ở Trung Quốc và Việt Nam (trước khi có Luật KTNN) cơ quan KTTC đều được đặt trong ngành hành pháp. Ở Trung Quốc, Hội đồng Nhà nư-

31

ớc thành lập cơ quan KTTC trực thuộc Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, còn ở Việt Nam KTNN trực thuộc Thủ tướng Chính phủ (Điều 7 Luật KT Trung Quốc;

Điều 1 Quy chế KTNN Việt Nam). Những điều khoản quy định này tỏ ra không

phù hợp với các quy định của Điều 9 Tuyên bố Limaở chỗ là chúng không đảm

bảo đủ rõ sự độc lập của cơ quan KTNN đối với cơ quan được kiểm toán (cơ

quan hành pháp). Hiện nay, theo quy định tại Điều 13 của Luật KTNN Việt Nam, KTNN có địa vị pháp lý độc lập, không thuộc hệ thống các cơ quan lập pháp hoặc hành pháp. Đương nhiên ở đây không thể đi tới chỗ hoàn toàn tách rời cơ quan Kiểm toán tối cao khỏi Quốc hội và Chính phủ; cụ thể trong một số

lĩnh vực việc thực hiện từng nhiệm vụ kiểm toán đòi hỏi phải có sự hợp tác đặc biệt chặt chẽ, như tư vấn cho các dự án luật, thông tin cụ thể về các báo cáo kiểm toán hoặc dự kiến hệ quả về mặt tài chính hoặc tổ chức của các kế hoạch ban hành luật và chính sách. Một sự hợp tác như vậy không chỉ phục vụ cho ngành lập pháp và hành pháp mà dưới giác độ của cơ quan KTTC còn có tác dụng như là sự kiểm tra tài chính mang tính phòng ngừa. Đương nhiên không

được làm nảy sinh bất cứ nghĩa vụ gián tiếp nào từ sự hợp tác đó đối với cơ

quan Kiểm toán làm ảnh hưởng tới việc độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.

3. Tự chịu trách nhiệm về chương trình kiểm toán

Đặc biệt sựđộc lập của cơ quan KTTC đối với ngành hành pháp hay lập pháp cũng phải thể hiện qua việc lựa chọn và thực hiện chương trình kiểm toán. Phải để cho các cơ quan KTNN tự mình lập kế hoạch kiểm toán và không được

để công việc này nằm trong phạm vi tác động của các cơ quan nhà nước khác. Không nên để cho cơ quan KTTC có thể bị chỉ thị làm nhiệm vụ thực hiện, thay

đổi hoặc bỏ qua những chương trình kiểm toán nhất định. Để bảo đảm được

điều này cần phải có những cơ sở pháp lý rõ ràng. Qua nghiên cứu luật KTNN của các nước cho thấy có những Luật kiểm toán không có những đoạn nói về

việc ai phụ trách việc lập kế hoạch kiểm toán hoặc những đơn vị nào ở trong hoặc ngoài cơ quan kiểm toán tham gia vào việc đó (Luật Kiểm toán Trung Quốc, Pháp và Thái Lan). Các Luật kiểm toán khác tuy có chứa đựng những nội

32

dung thể hiện trách nhiệm riêng đối với kế hoạch kiểm toán, tuy nhiên trách nhiệm đó hoặc chỉ toát lên từ cách chọn câu chữ trong khi kể ra các quyền hạn kiểm toán hoặc từ việc phân bổ những nhiệm vụ nhất định cho các đơn vị nằm trong cơ quan KTTC (Khoản 1 chương 5 Luật KT Malaysia; Khoản 1 Điều 12 Luật KT Hàn Quốc). Chỉ có một số Luật kiểm toán có những quy định rõ ràng về việc lập kế hoạch kiểm toán (Điều 7 Luật KTLB Đức; Khoản 3 Điều 1 Luật KT Anh; Điều 10 Luật KT Nga; Điều 17 Luật KT Séc).

Ở các Luật kiểm toán có ghi những quy định ít hoặc nhiều cụ thể về việc lập kế hoạch kiểm toán thì đa phần các Luật đó xử lý vấn đề này như là một công việc nội bộ của từng cơ quan KTNN. Các Luật kiểm toán này không cho phép tác động từ bên ngoài (vào kế hoạch kiểm toán). Tuy nhiên, trong số này Luật Kiểm toán Nga là trường hợp ngoại lệ: khoản 2 và 3 Điều 10 Luật KT Nga quy định rằng khi lập các kế hoạch và chương trình kiểm toán bắt buộc phải tiếp nhận hoặc lưu ý đến các nhiệm vụ do cơ quan lập pháp ủy thác và các ý kiến thẩm vấn của những đơn vị khác nhau thuộc ngành hành pháp và lập pháp. Như

vậy, Luật kiểm toán này tạo cho các cơ quan nhà nước có điều kiện tác động trực tiếp vào hoạt động kiểm toán của KTNN. Một sự tác động như vậy là

không phù hợp với tính độc lập cần phải có đối với công tác kiểm tra tài chính có hiệu quả và rộng khắp của KTNN. Còn ở Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật KTNN Việt Nam, KTNN độc lập trong việc xác định kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNN. Sự bảo toàn tính độc lập của cơ quan Kiểm toán tối cao không loại trừ việc ngành hành pháp hay lập pháp đưa ra các đề

nghị kiểm toán, tuy nhiên phải dành cho KTNN quyền hạn theo luật định khước từ những đề nghị đó với lý do là kết cục cơ quan kiểm toán vẫn phải tự quyết

định về các nhiệm vụ kiểm toán trong khuôn khổ của chương trình kiểm toán (khoản 2 và khoản 4 Điều 17 Luật KT Séc; Điều 23 Luật KT Hàn Quốc). Luật KTNN Việt Nam quy định cụ thể về vấn đề này tại khoản 2, khoản 3 Điều 15 Luật KTNN.

33

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 31)