Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 106)

- Về nội dụng, sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết, chưa tương thích và đồng bộ giữa Luật Kiểm toán nhà nước với một số luật khác trong hệ th ố ng

3.4.2.1.Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 thì chỉ có Quốc hội mới đủ thẩm quyền quyết định sửa Hiến pháp trên cơ sở quyết định về chủ trương của Bộ Chính trị. Vì vậy, để có thời gian nghiên cứu, đề xuất việc có sửa Hiến pháp hay không, Quốc hội cần đưa vào kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm chương trình sửa đổi, đây là những định hướng lớn liên quan đến các quy định tương ứng trong Hiến pháp, nếu không sửa đổi Hiến pháp thì khó có thể sửa đổi các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam đang có nhiều mâu thuẫn và bất cập, trong đó có Luật Tổ

chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Kiểm toán nhà nước. Để có thể

xem xét có nên sửa đổi Hiến pháp hay không, có thể thực hiện công tác tổng kết, đánh giá việc thực thi Hiến pháp những năm qua để làm cơ sở cho Quốc hội xem xét quyết định. Tuy nhiên, tổng kết Hiến pháp là một công việc không đơn giản, song cần làm rõ Hiến pháp 1992 đã thể hiện như thế nào quan điểm của

Đảng, điều gì đã được thể hiện, điều gì chưa thể hiện được; đâu là điểm kế thừa và phát triển Hiến pháp 1992 đối với 3 bản hiến pháp trước; cái gì nên kế thừa, cái gì nên sửa đổi. Ngoài ra, cần đánh giá tổng kết cách thức thể hiện Hiến pháp

106

nào đó để có thể đánh giá kết quả tác động của nó trên thực tế bằng những đại lượng xác định, có thể cân đo đong đếm được. Sự cần thiết của việc sửa đổi Hiến pháp là phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước.

Vì vậy, mặc dù đây là một việc vô cùng lớn của đất nước, song trong khuôn khổ nghiên cứu của Đề tài này, tác giả mạnh dạn đề xuất với các cơ quan chức năng của Nhà nước xem xét để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 làm cơ sở cho việc xem xét sửa đổi các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay đảm bảo được đồng bộ và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới (trong đó có việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước). Nếu không sửa Hiến pháp năm 1992 thì rất khó có thể sửa đổi các đạo luật quan trọng khác của Nhà nước một cách đồng bộ và hợp hiến. Thời gian sửa Hiến pháp thích hợp nhất là cuối năm 2011.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 106)