Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 86)

- Về nội dụng, sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết, chưa tương thích và đồng bộ giữa Luật Kiểm toán nhà nước với một số luật khác trong hệ th ố ng

3.3.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước

3.3.2.1. V chc năng, nhim v ca Kim toán Nhà nước

Luật Kiểm toán nhà nước hiện nay quy định một cách tương đối đầy đủ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước, nhưng so với mục mục tiêu phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020, thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước quy định như hiện nay là chưa bao quát hết nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước đối với việc kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài sản công, chưa đảm bảo vai trò và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung như sau:

86

Bổ sung thêm nhiệm vụ kiểm toán thuế vì thuế là nguồn thu chính của ngân sách quốc gia. Thực tiễn vừa qua có nhiều vụ gian lận trong lĩnh vực thuế, làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của ngân sách nhà nước, đòi hỏi phải có những cải cách nhất định trong lĩnh vực kiểm soát thuế, nhằm đảm bảo nguồn thu. Theo khuyến cáo của INTOSAI, nên bổ sung thẩm quyền này cho Kiểm toán Nhà nước. Điều 5 của Luật Kiểm toán nhà nước quy định ”Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là hoạt động có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước”. Do vậy, chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước về kiểm toán thuế là hoàn toàn phù hợp; đồng thời, việc kiểm toán thuế cũng phù hợp với khuyến cáo của INTOSAI (Tuyên bố Lima), tạo cơ

sở pháp lý để Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán tất cả các đối tượng có nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước và kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước.

Đểđảm bảo nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước đối với việc kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài sản công, mở rộng hoạt động kiểm toán doanh nghiệp theo hướng vừa kiểm toán như hiện nay, vừa kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối.

- Bổ sung nhiệm vụ kiểm toán nợ công:

Đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong điều kiện mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế nhằm kiểm toán để xác định mức vay nợ và an toàn nợ công của quốc gia. Đồng thời, đây cũng là nhiệm vụ kiểm toán theo thông lệ quốc tếđược nhiều cơ quan Kiểm toán Nhà nước của các nước trên thế giới thực hiện.

- Bổ sung thêm nhiệm vụ kiểm toán trách nhiệm kinh tế trước khi bổ nhiệm và mãn nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo và các nhiệm vụ khác để phù hợp với vai trò và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng.

87

Theo đó, Điều 15 Luật Kiểm toán nhà nước được sửa đổi, bổ sung như sau: Bổ sung khoản 2 (sau khoản 1 cũ), bổ sung khoản 10 (sau khoản 8 cũ)

Điu 15. Nhim v ca Kim toán Nhà nước

………

2. Kiểm toán thuế theo quy định của pháp luật ………

10. Kiểm toán trách nhiệm kinh tế trước khi bổ nhiệm và mãn nhiệm kỳ đối với cán bộ lãnh đạo theo quy định của pháp luật

………..”

Đối với việc kiểm toán các nguồn lực nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối, thì đề nghị không quy định thêm nhiệm vụ của KTNN, mà chỉ cần sửa đổi ở quy định về đơn vị được kiểm toán. Vì, hoạt động kiểm toán dựa trên nguyên tắc nơi nào có quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước thì nơi đó có hoạt động kiểm tra tài chính.

Điu 63. Các đơn vđược kim toán

………….

Phương án 1:11. Doanh nghiệp có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.

Phương án 2: 11. Kiểm toán phần vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

12. Ngoài cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại các khoản từ

khoản 1 đến khoản 11 Điều này, đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh thì có thể thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực, quy trình kiểm toán nhà nước và gửi báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán Nhà nước.”

- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng:

Việt Nam là một nước đang phát triển nên tình hình tham nhũng cũng diễn ra phức tạp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhận thức sâu sắc

88

những tác hại nghiêm trọng của tệ nạn tham nhũng, Đảng và Nhà nước luôn luôn chú trọng đến việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.

Kiểm toán Nhà nước với vị thế là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, được Luật Phòng, chống tham nhũng quy định rõ ràng về trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng. Vai trò và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước nói chung và trong phòng, chống tham nhũng nói riêng được khẳng định trong Luật Kiểm toán nhà nước quy định về

mục đích kiểm toán, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước; Luật Phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể, rõ ràng hơn, phù hợp với phạm vi điều chỉnh của một đạo luật chuyên biệt và đáp ứng yêu cầu đấu tranh về

phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng bỏ lọt hoặc xử lý nhẹ nhiều vụ tham nhũng, chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách trong phòng, chống tham nhũng hiện nay; Luật Kiểm toán nhà nước cũng chưa có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ

của Kiểm toán Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng. Hạn chế này phải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được sớm giải quyết trên cả hai mặt là hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường hoạt động phối hợp trong thực tiễn hoạt động phòng, chống tham nhũng.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước

Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đề cao vai trò và quy định rõ trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua việc thực hiện chức năng kiểm toán. Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm phát hiện và phối hợp xử lý tham nhũng; đồng thời, Luật phòng, chống tham nhũng quy

định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, Luật Kiểm toán nhà nước hiện nay chưa có quy

định nào về nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Kiểm toán Nhà nước. Do vậy, cần sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước một số điều khoản quy định về chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng

89

phí cho tương thích với Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng phù hợp quy

định tại Điều 3 của Luật Kiểm toán nhà nước về mục đích kiểm toán, cụ thể là:

”...góp phần ...chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí”. Đồng thời, quy định về

mối quan hệ giữa Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan chức năng của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trong đó quy định rõ về trách nhiệm của mỗi cơ quan phối hợp.

- Về kiểm toán dự toán (tiền kiểm):

Quy định tại khoản 4 Điều 15 về nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước: trình ý kiến để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, các dự án, công trình quan trọng quốc gia là chưa rõ ràng về đối tượng kiểm toán và chủ

thể có trách nhiệm cung cấp thông tin tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán, dẫn

đến khó khăn, lúng túng trong tổ chức thực hiện. Thực chất đây chính là một hình thức kiểm toán trước của Kiểm toán Nhà nước, nhằm bảo đảm các nguồn lực được động viên và phân bổ vào những mục tiêu phát triển của đất nước cũng như tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước, tránh được những sai sót, gian lận ngay từ khi lập và phân bổ dự toán và dự án. Mặt khác, việc đầu tư các công trình quan trọng của quốc gia không chỉ tiêu tốn một số lượng lớn tiền của mà còn liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Điều đó đòi hỏi không chỉ được xem xét về mặt kỹ thuật mà còn phải xem xét các khía cạnh về kinh tế, xã hội. Do vậy, nếu không có một cơ

quan độc lập với cơ quan lập dự án, có đủ năng lực chuyên môn, tuân theo các chuẩn mực xem xét, đánh giá trước khi Quốc hội thảo luận và quyết định có thể

sẽ gây ra những rủi ro lớn. Kinh nghiệm của nhiều nước có lịch sử phát triển Kiểm toán Nhà nước lâu đời đều giao cho cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ này. Vì vậy, về lâu dài cần nghiên cứu quy định rõ Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước, các dự án, công trình quan trọng quốc gia. Trước mắt, đểđảm bảo tính khả thi của quy định, phù

90

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 86)