Các quyền hạn của cơ quan Kiểm toán tối cao

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 36)

Bên cạnh việc giải quyết các vấn đề về thiết chế và tổ chức, Tuyên bố Lima cũng đưa ra những quy định về các quyền hạn của cơ quan KTTC. Những nội dung được trình bày trong chương “Các quyền hạn của cơ quan KTTC “không chỉ giới hạn vào việc mô tả những khía cạnh khác nhau của các hoạt

động kiểm toán của KTNN mà còn đi sâu vào việc hoạt động của cơ quan KTTC được quy định chi tiết như thế nào trong từng đạo luật. Về vấn đề này cần phải lưu ý rằng, về nguyên tắc điều đáng được hoan nghênh là quy định chính xác và rõ ràng dưới Luật các quyền hạn của cơ quan KTTC để qua đó

đảm bảo một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện suôn sẻ (không bị cản trở) công tác kiểm toán. Dưới giác độ của tính độc lập cũng cần phải dành cho

36

cơ quan KTTC một phạm vi tự do nhất định trong việc xác định công việc kiểm toán của mình. Các Luật kiểm toán được đánh giá trong đề tài này có những

điểm khác nhau quan trọng về mặt nội dung quy định các quyền hạn của cơ

quan KTTC. Tuy nhiên, trong đa số các bộ luật này có một điểm tương đồng là ít hoặc nhiều đều đề cập chi tiết tới những hình thái quyền hạn khác nhau (điểm 16 và 31 Điều 2 Luật KT Trung Quốc; Điều 6 và Điều 9 Luật KT Anh;

điểm 6a Điều 1 Luật KT Pháp; Điều 20 Luật KT Hàn Quốc; Chương 5 Luật KT Malayxia; điểm 12 Điều 2 Luật KT Nga; Điều 3, 4 và Điều 21 Luật KT Séc; Chương 7 Luật KT Thái Lan; Điều 15, Điều 16 và Chương IV của Luật KTNN Việt Nam). Trong số này chỉ có Luật KTNNLB Đức là trường hợp ngoại lệ, Luật KTNNLB không quy định về các quyền hạn của KTNN liên bang. Tuy nhiên, các quyền của KTNN được Hiến pháp đảm bảo thông qua khoản 2, Điều 114 của Đạo luật cơ bản (Hiến pháp), và ngoài ra nhiều điều khoản khác nhau của Luật ngân sách (Điều 88 và 114 Quy chế ngân sách Liên bang Đức (BHO);

Điều 53 Luật về các nguyên tắc ngân sách (HGrG) có ghi những chi tiết về xác

định nhiệm vụ, đối tượng kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán và quy trình kiểm toán của KTNN Liên bang).

Các quyền hạn cơ bản của cơ quan Kiểm toán tối cao bao gåm:

a) Thẩm quyền kiểm toán, KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính công của

Nhà nước, do đó đối tượng của KTNN là các cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhiệm vụ quản lý, thu - chi và sử dụng NSNN; tài sản nhà nước và các công quỹ quốc gia. KTNN được áp dụng các hình thức kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Kiểm toán báo tài chính là nhằm xác định tính trung thực, hợp pháp của báo cáo quyết toán; kiểm toán tuân thủ nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật trong hoạt động; kiểm toán hoạt động đểđánh giá tính kinh tế, hiệu quả sử dụng kinh phí của các cơ quan, đơn vị.

b) Thẩm quyền xây dựng chuẩn mực, quy trình kiểm toán: Tính độc lập

phải được bảo đảm cho KTNN xây dựng và thực hiện kiểm toán theo một qui trình nghiệp vụ phù hợp. Do đó, Nhà nước trao quyền cho KTNN xây dựng và

37

tổ chức thực hiện chuẩn mực kiểm toán, qui trình kiểm toán và các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ áp dụng trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, không thể trao cho KTNN trách nhiệm vô giới hạn, bởi vì hoạt động của KTNN chỉ tuân thủ pháp luật. Do đó, việc xây dựng và ban hành các văn bản nghiệp vụ

cũng phải phù hợp với các văn bản pháp luật của Việt Nam.

c) Thẩm quyền điều tra, quyền điều tra là một biện pháp nghiệp vụ không thể thiếu được trong công việc kiểm toán, nhất là các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đa số luật kiểm toán của các nước đều nhấn mạnh ý nghĩa các quyền điều tra, thông qua việc này để ngăn chặn hành động cản trở KTV thực hiện các quyền hạn theo luật định; nhằm tăng cường vị trí của KTNN với các

đơn vị bị kiểm toán và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của KTV.

d) Quyền thực thi, đa số luật kiểm toán của các nước qui định việc thực thi kết luận kiểm toán, tuỳ thuộc vào mức độ sai sót đã được kết luận, để KTNN

đưa ra kiến nghị xử lý và biện pháp khắc phục các sai sót đã được kết luận. Các

đơn vị bị kiểm toán phải trình bày những biện pháp khắc phục và thời hạn để

khắc phục các sai sót đó. Nếu đơn vị bị kiểm toán không thực hiện, KTNN có quyền thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị đó hoặc cơ

quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo qui định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 36)