Về quản lý điều hành hoạt động kiểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 63)

Trên cơ sở Luật KTNN, Tổng KTNN đã ban hành theo thẩm quyền trên 100 văn bản, trong đó, 22 văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hoá đồng bộ

Luật KTNN và quy chế hoá hầu hết các mặt liên quan đến tổ chức, hoạt động của KTNN, là cơ sở quan trọng nhằm quản lý, điều hành hoạt động của KTNN theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, chính quy và từng bước hiện

đại, như: Quy chế làm việc của KTNN; Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn KTNN; Quy chế công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN (Nay đã được thay thế bởi Nghị định của Chính phủ

về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN); Quy chế làm việc của Hội đồng KTNN; Quy chế soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của KTNN,... Bên cạnh đó, KTNN chú trọng công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán bằng việc chủ trì và phối hợp ban hành một loạt các quy chế phối hợp công tác, như: Quy chế phối hợp với Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội; Quy chế phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Thoả thuận phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam; Quy chế phối hợp trong hoạt động phòng, chống tham nhũng với 6 cơ

quan (Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà an nhân dân tối cao và Thanh tra Chính phủ);... Khuôn khổ pháp lý được hoàn thiện theo quy định của Luật KTNN, theo đó, năng lực của KTNN được tăng cường, quy mô hoạt động của KTNN ngày càng

63

được mở rộng, đa dạng về loại hình và phương pháp kiểm toán, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN ngày càng được bảo đảm. Điều này được thể

hiện thông qua việc Tổng KTNN đã chỉ đạo xây dựng một loạt các quy trình và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán áp dụng trong tổ chức và hoạt

động kiểm toán nhà nước, quy định cụ thể về quy trình kiểm toán và hồ sơ kiểm toán, như: Hệ thống chuẩn mực KTNN; Quy trình kiểm toán của KTNN; các Quy trình chuyên ngành, như: Quy trình kiểm toán dự án đầu tư; Quy trình kiểm toán doanh nghiệp nhà nước; Quy trình kiểm toán ngân sách nhà nước; Quy trình kiểm toán chương trình mục tiêu quốc gia,...; Hệ thống mẫu biểu, hồ sơ

kiểm toán,... Các quy định mang tính chất giám sát, như: Quy trình thanh tra, kiểm tra của KTNN; Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước; Tiêu chí và thang điểm đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán; Quy trình kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN,...

Dựa trên các hình thức, phương pháp quản lý, điều hành, nhằm tăng cường hơn nữa chất lượng, hiệu quả trên mọi hoạt động, lãnh đạo KTNN đã ban hành nhiều chỉ thị, hướng dẫn, công văn, như: Chỉ thị về tăng cường quản lý hoạt động kiểm toán; Chỉ thị về nâng cao hiệu quả thời giờ làm việc của cán bộ, công chức; Hướng dẫn kết luận về trách nhiệm và kiến nghị xử lý vi phạm theo kết quả kiểm toán;... Một số nội dung đã được Tổng KTNN chỉ thị quán triệt và thực hiện, như: Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, khơi dậy lòng tự hào, tự trọng nghề nghiệp của toàn thể công chức và KTV trong việc thực hiện các quy định của KTNN trong hoạt động kiểm toán, các quy định của đơn vị được kiểm toán; quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn thi hành; bám sát mục tiêu, trọng điểm, nội dung của từng cuộc kiểm toán theo kế hoạch được phê duyệt, nâng cao chất lượng kiểm toán và chất lượng báo cáo kiểm toán, đảm bảo thời gian và tiến độ phát hành báo cáo kiểm toán theo quy định; chấn chỉnh, tăng cường hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của các cấp trong nội bộ; các đơn vị

64

nghiêm túc triển khai thực hiện đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán theo quy

định,...

KTNN được công nhận là một đầu mối kế hoạch khoa học công nghệ từ

năm 1996. Vào thời điểm thành lập (1994), kiểm toán nói chung và KTNN nói riêng là một lĩnh vực còn rất mới ở Việt Nam, thực hiện phương châm: “Vừa nghiên cứu vừa triển khai áp dụng”, hoạt động nghiên cứu và thông tin khoa học chú trọng cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng nhằm giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra, áp dụng các kinh nghiệm quốc tế vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Tính đến năm 2009, KTNN đã và đang triển khai nghiên cứu 231 đề tài khoa học, trong đó có 2 đề tài cấp Nhà nước, 114 đề tài khoa học cấp bộ, 115 đề tài cơ sở. Nhìn chung, các đề tài đã nghiệm thu đều thiết thực và có chất lượng khoa học tốt: Đề tài khoa học cấp Nhà nước đã hoàn thành đạt kết quả xuất sắc; gần 90% đề tài cấp bộ, 83% đề tài cấp cơ sở đạt từ

loại khá trở lên. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đều có khả năng ứng dụng cao, góp phần tích cực vào việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động, kế hoạch và chiến lược phát triển ngành, hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, xây dựng các chuẩn mực, quy trình, phương pháp kiểm toán và quản lý chất lượng kiểm toán…Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động nghiên cứu khoa học chú trọng nhiều hơn vào nghiên cứu nâng cao, chuyên sâu theo từng lĩnh vực làm cơ sở phát triển các loại hình, phương pháp và công nghệ

kiểm toán mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành. Góp phần vào những thành tựu của KTNN còn phải kểđến kết quả của nhiều cuộc hội thảo khoa học trong nước và quốc tế do Kiểm toán Nhà nước chủ trì tổ chức hoặc phối hợp tổ

chức với Uỷ ban tài chính – ngân sách của Quốc hội, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Vương Quốc Anh (ACCA)… Hiện nay, KTNN đang tích cực triển khai loại hình nghiên cứu theo các Nghị định thư Nhà nước; tham gia các nhóm nghiên cứu quốc tế của INTOSAI và ASOSAI về kiểm toán môi trường, kiểm toán nợ công, kiểm toán công nghệ thông tin để nâng tầm và mở rộng phạm vi

65

ảnh hưởng của kết quả nghiên cứu và thông tin khoa học. Tạp chí Kiểm toán và Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán là hai diễn đàn, kênh thông tin, trao

đổi thông tin khoa học trong lĩnh vực kinh tế, tài chính nói chung và kiểm toán nói riêng; cung cấp thông tin về hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán tới bạn

đọc trong cả nước. Kết quả nghiên cứu khoa học, tóm tắt các đề tài khoa học các cấp đã nghiệm thu được lưu trữ, quản lý và phục vụ tốt cho các đối tượng trong và ngoài KTNN qua hệ thống thư viện, mạng nội bộ và đặc biệt là Trang thông tin điện tử của KTNN.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)