Nguyên nhân của hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 77)

Thứ nhất, địa vị pháp lý của KTNN chưa được ghi nhận trong Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước đã làm giảm hiệu lực và hiệu qủa hoạt động của

77

KTNN với vị thế là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước cao nhất của quốc gia. Lịch sử hình thành và phát triển KTNN của nhiều nước trên thế giới đã khẳng

định hiệu lực hoạt động của KTNN tùy thuộc vào địa vị pháp lý, chức năng và tính độc lập của cơ quan KTNN. Thông thường, địa vị pháp lý của KTNN được quy định trong Hiến pháp, các vấn đề cụ thể về tổ chức và hoạt động của KTNN

được quy định trong Luật KTNN.

Do vậy, việc nghiên cứu để đề xuất bổ sung những quy định về địa vị

pháp lý của KTNN trong Hiến pháp là vấn đề có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần nâng cao vị thế, vai trò của KTNN, xây dựng KTNN trở thành công cụ mạnh về kiểm tra tài chính nhà nước.

Thứ hai, hệ thống pháp luật về KTNN chưa hoàn thiện và chưa đầy đủ, do đó, KTNN cần rà soát, dự kiến các vấn đề cần được cụ thể hoá theo quy định của Luật KTNN đểđưa vào chương trình xây dựng văn bản QPPL hàng năm và tổ chức xây dựng các văn bản đó để làm cơ sở cho mọi hoạt động của mình. Bên cạnh đó, KTNN cần đề xuất xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động KTNN trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Thứ ba, nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và toàn xã hội nói chung về vị trí pháp lý, vai trò, tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của KTNN chưa

đầy đủ, thậm chí còn sai lệch. Do vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên tuyền, phổ biến, lựa chọn linh hoạt các hình thức, biện pháp phổ biến, tuyên truyền phù hợp với trình độ của người được tuyên truyền và đặc thù của từng

địa bàn để bảo đảm hiệu quả và thiết thực.

Thứ tư, cơ cấu tổ chức của KTNN hiện tại chưa hoàn chỉnh, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KTNN cả về số lượng các KTNN khu vực, các vụ chức năng và số lượng, chất lượng công chức, kiểm toán viên và người lao động.

Thứ năm, tổ chức bộ máy, các ngạch kiểm toán viên nhà nước và một số

78

với các chức danh của hệ thống các cơ quan nhà nước nên đã dẫn đến khó khăn trong giao dịch, trong hoạt động và trong công tác cán bộ.

Thứ sáu, nhiều vấn đề có tác động ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt

động KTNN đang trong quá trình hoàn thiện; hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế - tài chính, cải cách tài chính công; hệ thống chuẩn mực, quy trình, phương pháp kiểm toán; cơ sở vật chất còn rất thiếu; chế độ chính sách đãi ngộ

cho kiểm toán viên; kết quả kiểm toán và các dữ liệu về kết quả kiểm toán chưa

được khai thác và sử dụng thật sự hiệu quả…

Thứ bảy, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp công tác giữa các cơ

quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát vẫn còn thiếu hiệu quả, có lúc còn trùng lắp, chồng chéo.

Thứ tám, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan mới chưa có nhiều kinh nghiệm, nhiều việc vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Đây là một nguyên nhân khách quan rất cơ bản vì pháp luật, trong đó có Luật Kiểm toán nhà nước là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng quyết định; trong khi thực tiễn hoạt động kiểm toán nhà nước mới xuất hiện ở Việt Nam, do vậy chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và hoạt động của KTNN tại nước ngoài để

vận dụng vào các điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam cho phù hợp. Chính nguyên nhân này đã làm cho một số quy định vềđịa vị pháp lý của KTNN chưa phù hợp hoàn toàn với chuẩn mực kiểm toán quốc tế và thông lệ chung.

79

Chương 3

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)