Về chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 56)

Xuất phát từ việc xác định rõ địa vị pháp lý của KTNNlà cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động

độc lập và chỉ tuân theo pháp luật tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quy định cụ

thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ của KTNN với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan khác của Nhà nước. Sau 5 năm thực hiện Luật KTNN, hoạt động của KTNN ngày càng được tăng cường về chất lượng, quy mô ngày một lớn và đa dạng hơn các loại hình, phương thức kiểm toán, cụ thể:

- Về quy mô, đã tăng dần số lượng cuộc kiểm toán theo từng năm; từ năm 2006 mỗi năm KTNN thực hiện kiểm toán từ 90 đến 130 đầu mối (bộ, ngành, cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty, dự án đầu tư nhóm A…), bình quân gấp 2 lần so với giai đoạn trước, riêng lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có số lượng các dự án đầu tư được kiểm toán gấp 4 lần. Đối với lĩnh vực ngân sách nhà nước, số lượng đầu mối và tổng số thu, chi ngân sách nhà nước được kiểm toán tăng nhanh. Nếu năm 2004, kiểm toán tại 8 Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chiếm 5,38% chi ngân sách trung

ương, 29% tổng số chi ngân sách địa phương và 38% tổng số thu NSNN thì đến năm 2008, kiểm toán tại 20 Bộ, ngành và 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương, 29% tổng chi ngân sách Trung ương, 49% tổng số chi ngân sách địa phương và 60% tổng số thu NSNN đã được kiểm toán. Khoảng cách bình quân giữa 2 lần kiểm toán mỗi đơn vị cũng được rút ngắn. Trong 5 năm gần đây, hầu

56

hết các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách Trung ương, các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, bảo hiểm,… được kiểm toán 2 – 3 năm một lần; trung bình mỗi năm kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của 50% số

tỉnh, thành phố. Nhiều đơn vị được kiểm toán thường xuyên hàng năm theo luật

định như: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội….Đồng thời, thực hiện kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán hàng năm của Tổng KTNN, KTNN còn thực hiện nhiều cuộc kiểm toán phục vụ công tác giám sát theo yêu cầu của UBTVQH như: Chương trình trồng mới 5 triệu héc-ta rừng, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam…; kiểm toán theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, như: kiểm toán để giải quyết tồn đọng tài chính tại 35 nhà máy đường, Xí nghiệp liên doanh dầu khí Viêtsovpetro, Công ty Cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT, Dự án Trung tâm Hội nghị

quốc gia, Dự án cầu Vĩnh Tuy, Dự án Đường 5 kéo dài, v.v… Việc thực hiện kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia theo đề nghị của các nhà tài trợ

như: Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo… đã trở thành công việc thường xuyên trong những năm gần đây của KTNN.

- Về loại hình và phương thức kiểm toán, sau khi được bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tổ chức theo Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ, đặc biệt là từ khi có Luật KTNN năm 2005, KTNN đã tăng cường kiểm toán cả về diện rộng và chiều sâu, thực hiện đầy đủ cả 3 loại hình kiểm toán; báo cáo tài chính, tuân thủ và hoạt động, chú trọng đánh giá tình hình thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. KTNN kiểm toán, xác nhận các chỉ tiêu chủ yếu về tổng thu, tổng chi, bội chi ngân sách nhà nước để cung cấp thông tin xác thực và đảm bảo chất lượng cho Chính phủ, Quốc hội trong việc xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và quyết định dự toán NSNN; cung cấp thông tin cho Hội đồng

57

nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm. KTNN cũng thực hiện kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán vốn đầu tư của các dự

án xây dựng cơ bản, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức kinh tế và nâng cao tính minh bạch trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Thực hiện quy định của pháp luật, nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, KTNN đã tăng cường kiểm toán tuân thủ, qua đó chỉ rõ sai phạm, địa chỉ sai phạm, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm, kiến nghị cụ thể với các cơ quan liên quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trong những năm gần đây, nền kinh tế từng bước phát triển theo chiều sâu, chất lượng tăng trưởng được chú trọng, dựa trên nền tảng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán Nhà nước đã có những tiến bộ mới trong kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, trước hết là đối với các dự án đầu tư, chương trình mục tiêu nền kinh tế theo cả chiều thuận và không thuận, để hỗ trợ tăng cường kiểm soát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ trong giai đoạn chống lạm phát và giai đoạn kích cầu, chống suy giảm kinh tế, KTNN đã điều chỉnh mục tiêu, trọng tâm kiểm toán, đi sâu phân tích các nguyên nhân lạm phát và

đánh giá việc thực hiện trên thực tế các gói giải pháp của Chính phủ chống lạm phát, kích cầu theo kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội.

Cùng với sự đa dạng các loại hình kiểm toán, các phương thức kiểm toán quyết toán (hậu kiểm), bắt đầu từ năm 2006, thực hiện quy định của Luật KTNN, KTNN đã thực hiện thẩm định và trình bày ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước hàng năm Chính phủ trình Quốc hội. Đây là hình thức tiền kiểm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Nhiều dự án trọng điểm quốc gia cũng được kiểm toán từ khi khởi công đến khi kết thúc đầu tư như: Trung tâm Hội nghị quốc gia, Dự án Cầu Vĩnh Tuy, Dự án Đường 5 kéo dài, Dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên, Dự án Điện Cà Mau 1, Cà Mau 2 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị của một số Bộ, địa phương. Phương thức kiểm toán chuyên đề

58

cũng được triển khai mở rộng từ khi thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước nhằm

đi sâu kiểm toán, giải đáp các vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đang được dư luận quan tâm và đã đề xuất được nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ quản lý.

Điển hình là các cuộc kiểm toán chuyên đề quản lý và sử dụng ngân sách chi cho khoa học- công nghệ giai đoạn 2003- 2006; chuyên đề chi sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006-2008; chuyên đề bù lỗ mặt hàng dầu giai đoạn 2006- 2008; chuyên đề quản lý và sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ; chuyên đề

mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản của các ban quản lý dự án của các đơn vị. Bên cạnh đó, KTNN chú trọng đánh giá tình hình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xác nhận các chỉ

tiêu chủ yếu về tổng thu, tổng chi, bội chi ngân sách nhà nước để cung cấp thông tin xác thực và đảm bảo chất lượng cho Chính phủ, Quốc hội trong việc xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN và quyết định dự toán NSNN; cung cấp thông tin cho Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm. KTNN cũng thực hiện kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán vốn đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức kinh tế nhằm cung cấp thông tin khách quan, trung thực và nâng cao tính minh bạch trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Thực hiện các quy định của Luật KTNN, KTNN đã tăng cường kiểm toán tuân thủ, qua đó chỉ rõ sai phạm, địa chỉ sai phạm, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm, kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật và đề

xuất nhiều ý kiến có giá trịđể hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, chếđộ

quản lý.

Về chất lượng kiểm toán ngày càng có tiến bộ hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn quản lý. Những kiến nghị của KTNN ngày càng đa dạng, phong phú, sắc sảo và có chất lượng cao hơn, được Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương sử dụng ngày càng nhiều trong xem xét, phê chuẩn dự toán, quyết toán ngân sách, giám sát ngân sách và thực hiện chính sách pháp

59

luật; trong quản lý, xây dựng chính sách tài chính- ngân sách; các đơn vị được kiểm toán khắc phục yếu kém, bất cập, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Số

lượng KTV tham gia mỗi cuộc kiểm toán giảm đi, thời gian kiểm toán rút ngắn nhưng chất lượng báo cáo kiểm toán tăng lên thể hiện sự tiến bộ trong tổ chức thực hiện và chất lượng kiểm toán cũng như hiệu quả của hoạt động KTNN.

Thực hiện triết lý “bản thân kiểm toán phải được kiểm toán lại”, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên được duy trì có hiệu quả, với nhiều biện pháp, hình thức khác nhau xuyên suốt quy trình kiểm toán. Với việc thành lập các đơn vị chuyên trách về quản lý hoạt động kiểm toán, thẩm định báo cáo kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán như Vụ Chếđộ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, kết hợp với cơ chế thành lập và hoạt động của các Hội đồng cấp vụ của các KTNN chuyên ngành và khu vực trong thẩm định kế hoạch và báo cáo kiểm toán, năng lực và hiệu quả kiểm soát chất lượng kiểm toán và quản lý đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên được tăng cường. Hàng năm, KTNN đều tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, Quy tắc ứng xử của kiểm toán viên cũng như hồ sơ kiểm toán trong khi thực hiện hoặc kết thúc kiểm toán đã đưa vào lưu trữ; ban hành và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị của Tổng KTNNvề tăng cường quản lý hoạt động kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán, ghi chép nhật ký, thu thập bằng chứng kiểm toán. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán đựơc công khai, có tác dụng tốt trong chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và kịp thời biểu dương khen thưởng những nhân tố tích cực là một trong các nhân tố then chốt đảm bảo chất lượng kiểm toán, rút ngắn thời gian kiểm toán và tránh được các sai phạm, khuyết điểm của kiểm toán viên.

- Về công khai và cung cấp kết quả kiểm toán: Thực hiện quy định tại Điều 58 và 59 của Luật KTNN, Nghị định số 91/2008/NĐ-CP ngày 18/8/2008 của Chính phủ về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN, định kỳ KTNN họp báo công bố công khai kết quả

60

kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, tạo được dư luận tốt cả trong nước và quốc tế. Ngoài hình thức họp báo công bố kết quả kiểm toán năm, KTNN còn công bố kết quả của cuộc kiểm toán thông qua các hình thức họp báo hoặc đăng tải trên Trang thông tin điện tử và Tạp chí Kiểm toán theo quy định. Việc công bố công khai kết quả kiểm toán đảm bảo đúng pháp luật, không có sai sót, có tính định hướng là một hoạt động nổi bật của KTNN từ khi Luật KTNN có hiệu lực thi hành, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Các báo cáo kiểm toán định kỳ, đột xuất đều được báo cáo, gửi, cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Quốc hội, UBTVQH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đơn vị được kiểm toán…theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, việc thực hiện và báo cáo, tổng hợp thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ngày càng đi vào thực chất và nề nếp hơn. Các báo cáo kiểm toán của KTNN đều được gửi đầy đủ và kịp thời đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo quy

định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Hàng quý KTNN cung cấp kết quả

kiểm toán cho Thanh tra Chính phủ và đã chuyển nhiều hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân cho cơ quan điều tra, kiểm tra

Đảng, Thanh tra Chính phủ và thanh tra của các Bộ, ngành đểđiều tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền; chủđộng hoặc cung cấp theo yêu cầu kết quả kiểm toán cho các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng và Nhà nước ở Trung

ương cũng như địa phương. KTNN cũng cử nhiều lượt cán bộ cấp Vụ, cấp phòng tham gia có hiệu quả các đoàn giám sát của UBTVQH, các Uỷ ban của Quốc hội, các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của Đảng và Nhà nước theo yêu cầu.

Tổng hợp kết quả kiểm toán 15 năm qua, KTNN đã phát hiện và kiến nghị

xử lý tài chính với tổng số tiền 56.420 tỷđồng, trong đó tăng thu về thuế và các khoản thu khác 14.858 tỷđồng, giảm chi ngân sách nhà nước 7.838 tỷđồng, ghi thu – ghi chi để quản lý qua ngân sách nhà nước 12.747 tỷđồng và kiến nghị xử

lý tài chính khác 20.969 tỷ đồng. Tính riêng 5 năm gần đây, đã kiến nghị xử lý tài chính 46.455 tỷ đồng, bằng 82,3% tổng số kiến nghị xử lý tài chính trong cả

61

15 năm, trong đó tăng thu về thuế và các khoản thu khác 10.020 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 6.465 tỷ đồng, ghi thu – ghi chi để quản lý qua ngân sách nhà nước 9.002 tỷ đồng, kiến nghị xử lý tài chính khác 20.968 tỷ đồng; bình quân chi 01 đồng NSNN đã làm lợi cho NSNN 58 đồng, gồm thu về cho ngân sách nhà nước được 36 đồng và giảm chi cho NSNN 22 đồng.

KTNN đã kiến nghị huỷ bỏ, sửa đổi hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật sai quy định hoặc không phù hợp thực tế. Chỉ tính riêng từ năm 2006 đến nay đã kiến nghị các bộ, ngành, địa phương huỷ bỏ 109 văn bản, sửa đổi, bổ sung 25 văn bản (Nghị định, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư). Đặc biệt, KTNN đã đề

xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhất là Luật NSNN 2002, Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng, chống tham nhũng… Đây là những đóng góp thiết thực của KTNN với chức năng tư vấn của cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)