Về hệ thống tổ chức

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 92)

- Về nội dụng, sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết, chưa tương thích và đồng bộ giữa Luật Kiểm toán nhà nước với một số luật khác trong hệ th ố ng

3.3.4.1.Về hệ thống tổ chức

- Về hệ thống tổ chức của Kiểm toán Nhà nước, khoản 1 Điều 21 nên quy

định rõ cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước gồm các vụ và các đơn vị tương đương cấp vụ để tránh hiểu không đúng trong quá trình thực hiện.

- Đổi tên Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành thành Vụ Kiểm toán chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực thành Cục Kiểm toán khu vực; đồng thời,

đổi tên các chức danh Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng thành Vụ

trưởng, Phó Vụ trưởng Kiểm toán chuyên ngành, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm toán khu vực cho phù hợp thông lệ chung về tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành và tránh sự hiểu nhầm như hiện nay.

- Bổ sung theo hướng luật hoá nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực trong tất cả

các bước của quy trình kiểm toán nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng

đầu đơn vị, đồng thời bảo đảm hoạt động kiểm toán tuân thủ theo các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.

3.3.4.2. Đề xut hướng sa đổi

Sửa đổi lại tên các Kiểm toán Nhà nước chuyên, Kiểm toán Nhà nước khu vực và chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị này trong các quy định từĐiều 21 đến Điều 24 của Luật Kiểm toán nhà nước; đồng thời, sửa đổi các điều luật có liên quan: Điều 43, 44; điểm a,đ,g khoản 1, điểm d, g khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 45; điểm d khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 54 Luật Kiểm toán nhà nước thay tên Kiểm toán trưởng bằng Vụ trưởng Kiểm

92

toán Nhà nước chuyên ngành và Cục trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực cho phù hợp với quy định về tên gọi mới. Bổ sung thêm 1 điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Cục trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực trong từng khâu của quy trình kiểm toán.

Cụ thể các phương án sửa đổi, bổ sung như sau:

+ Về hệ thống tổ chức của Kiểm toán Nhà nước, sửa đổi lại khoản 1 Điều 21 như sau:

Điều . Hệ thống tổ chức của Kiểm toán Nhà nước

1. Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm

các v và các đơn v tương đương cp v là Văn phòng Kim toán Nhà nước,

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp.

...”

+ Về tên gọi:

Phương án 1: Quy định về chức danh của Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực ngay trong các điều luật về Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực; nên quy định 2 chức danh này 2 tên gọi khác nhau để dễ phân biệt, đảm bảo sự thống nhất, không nhầm lẫn, Điều 24 Luật hiện hành sẽ được thiết kế vào 2 điều luật quy định về Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực, cụ thể:

”Điều . Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành

Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành là đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, thực hiện kiểm toán theo chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức ở trung ương. Vụ trưởng là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành. Giúp việc Vụ trưởng có các Phó Vụ trưởng. Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng do Tổng

Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Điều . Kiểm toán Nhà nước khu vực

Kiểm toán Nhà nước khu vực là đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước,

93

người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước khu vực. Giúp việc Cục trưởng có các

Phó Cục trưởng. Cục trưởng và Phó Cục trưởng do Tổng Kiểm toán Nhà nước

bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Phương án 2: Giữ nguyên các điều quy định về Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực như luật hiện nay. Sửa đổi lại quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đinh chức danh của Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực tại Điều 24 Luật Kiểm toán nhà nước hiện nay, cụ thể:

Điều . Người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực

1. Vụ trưởng là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành. Giúp việc cho Vụ trưởng là các Phó Vụ trưởng. Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng do Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

2.Cục trưởng là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước khu vực. Giúp việc

cho Cục trưởng là các Phó Cục trưởng. Cục trưởng, Phó Cục trưởng do Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.”

Đề nghị sửa đổi các điều luật có liên quan tại các Điều 43, 44; điểm a,đ,g khoản 1, điểm d,g khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 45; điểm d khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 54 Luật Kiểm toán nhà nước thay tên Kiểm toán trưởng bằng Vụ

trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Cục trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực cho phù hợp với quy định tại Điều luật trên.

+ Về nhiệm vụ, quyền hạn : Đề nghị bổ sung thêm 2 điều quy định cho cấp trưởng và cấp phó, cụ thể:

Điu . Nhim v, quyn hn ca V trưởng Kim toán Nhà nước chuyên ngành và Cc trưởng Kim toán Nhà nước khu vc

1. Vụ trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Cục trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực có nhiệm vụ sau:

a) Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác theo chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Phó Vụ trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Phó Cục trưởng Kiểm toán

94

Nhà nước khu vực, lãnh đạo các phòng; Tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán của đơn vị;

b) Tổ chức thu thập thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung

kiểm toán, đơn vị được kiểm toán; dự kiến thời hạn tiến hành kiểm toán; lựa

chọn Trưởng Đoàn kiểm toán, bố trí thành viên Đoàn kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện khác phục vụ cuộc kiểm toán;

c)Thông qua kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán để trình Tổng Kiểm

toán Nhà nước phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của Trưởng

Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước và các thành viên khác của Đoàn kiểm toán; triệu tập họp Đoàn kiểm toán của đơn vị

nếu xét thấy cần thiết; tổ chức, chỉ đạo họp tổng kết công tác kiểm toán khi

Đoàn kiểm toán kết thúc kiểm toán; chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước và trước pháp luật về nội dung báo cáo kiểm toán do đơn vị thực hiện;

d) Tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ

cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước và các biện pháp nhằm đảm bảo

tính độc lập trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; chống tham

nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ, công chức và người lao động thuộc đơn vị;

đ) Xây dựng Quy chế làm việc trình Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành; tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật và các quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước có liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị; đề xuất Tổng Kiểm toán Nhà nước giải quyết các nhiệm vụ vượt quá thẩm quyền;

e) Thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo quy định của Nhà nước và theo phân công, phân cấp của Tổng Kiểm toán Nhà nước; thông tin đến cán bộ, công

chức về những vấn đề chuyên môn có liên quan đến hoạt động của đơn vị, các

chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; thực hiện quy chế dân chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

95

toán Nhà nước;ký báo cáo kiểm toán do đơn vị thực hiện; ký một số văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị khi được ủy quyền;

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao.

2. Vụ trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Cục trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực có quyền hạn sau:

a) Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước thành lập Đoàn kiểm toán;

b) Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị được kiểm toán xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của đơn vị; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán và các thành viên của đoàn kiểm toán; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Trong trường hợp kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước không được giải quyết hoặc giải quyết

không đầy đủ thì đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước kiến nghị người có thẩm

quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật;

c) Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán và việc niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản của đơn vị được kiểm toán hoặc cá nhân có liên quan theo đề nghị của Trưởng đoàn kiểm toán;

d) Xem xét giải quyết ý kiến bảo lưu của Trưởng đoàn kiểm toán, kiểm toán viên đảm bảo đúng thời hạn theo quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước;

e) Chịu trách nhiệm cùng với Trưởng đoàn kiểm toán xem xét giải quyết và

trả lời các ý kiến khiếu nại hoặc kiến nghị của đơn vị được kiểm toán về báo

96

g) Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước thay thế thành viên đoàn kiểm toán nếu có trường hợp quy định tại Điều 33 Luật Kiểm toán nhà nước hoặc có bằng chứng cho thấy thành viên đoàn kiểm toán không vô tư trong khi làm nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, Điều 67 Luật Kiểm toán nhà nước hoặc vi phạm các quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước; chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật và trước Tổng Kiểm toán Nhà nước nếu để xảy ra vi phạm pháp luật trong hoạt động của đơn vị;

h) Đại diện đơn vị trong quan hệ với các đơn vị, tổ chức và cá nhân khi giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được

giao;

Điu . Nhim v, quyn hn ca Phó V trưởng Kim toán Nhà nước chuyên ngành và Phó Cc trưởng Kim toán Nhà nước khu vc

Phó Vụ trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Phó Cục trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực giúp Vụ trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Cục trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Cục trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực về nhiệm vụ do Vụ trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Cục trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực phân công hoặc uỷ quyền.”

+ Về chức danh Kiểm toán viên nhà nước: Đề nghị bỏ chức danh KTV dự

bị quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật KTNN hiện nay và thay bằng ”Trợ

lý kiểm toán” để tương thích với Luật Cán bộ, công chức hiện nay.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 92)