YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KTNN

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 83)

- Về nội dụng, sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết, chưa tương thích và đồng bộ giữa Luật Kiểm toán nhà nước với một số luật khác trong hệ th ố ng

3.2.YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT KTNN

3.2.1. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước

- Sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước kịp thời để đảm bảo phục vụ

cho hoạt động kiểm toán, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới và hội nhập quốc tế. - Ghi nhận KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; phân định rõ vị trí, chức năng của KTNN với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát khác của Nhà nước.

- Bảo đảm sự thống nhất và tương thích giữa Luật Kiểm toán nhà nước với hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam:

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán sau 5 năm đi vào cuộc sống là hết sức cần thiết, tuy nhiên phải bảo đảm sự thống nhất và tương thích giữa Luật Kiểm toán Nhà nước với hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam và tuyên bố Lima như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Cán bộ, công chức; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...và các luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật của Nhà nước; đặc biệt là phải bổ sung vào Hiến pháp về những quy định cần thiết như: địa vị pháp lý,

83

chức năng, nhiệm vụ...làm cơ sở cho việc kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước.

- Đảm bảo bao quát nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước đối với việc kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài sản công, mở rộng hoạt động kiểm toán doanh nghiệp theo hướng vừa kiểm toán như hiện nay, vừa kiểm toán việc quản lý, sử

dụng vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không giữ cổ

phần chi phối.

- Hoàn thiện và đồng bộ, đảm bảo có đủ cơ cấu và lực lượng thực hiện nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước. Thực hiện phân cấp mạnh về tổ chức hoạt

động, giảm khâu trung gian, phân giao chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể cho từng cấp trong hệ thống bộ máy Kiểm toán Nhà nước,

đảm bảo tính chủ động trong tổ chức và hoạt động, đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.

- Bổ sung những nội dung chưa được điều chỉnh hay quy định chưa rõ hoặc thiếu thống nhất, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với thực tế hoạt

động của Kiểm toán Nhà nước; sửa đổi nhằm đảm bảo sự chính xác về từ ngữ

sử dụng của Luật Kiểm toán Nhà nước.

3.2.2. Nguyên tắc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước

- Tuân thủ quan điểm chỉđạo của Đảng và Nhà nước trong việc sửa đổi, bổ

sung Luật Kiểm toán nhà nước, phục vụđắc lực cho đường lối phát triển kinh tế

của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

- Chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề còn thiếu hoặc chưa đồng bộ với các bộ luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán quốc tế, nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới để vận dụng hoàn thiện Luật Kiểm toán nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của Việt Nam.

84

- Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi, bổ sung) là cơ sở pháp lý để phát triển Kiểm toán Nhà nước thành công cụ trọng yếu và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; hỗ trợ, phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định các vấn đề

quan trọng của đất nước, của các địa phương.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 83)