Về thẩm quyền bổ nhiệm các chức danh của KTNN hiện nay

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 54)

Tổng KTNN do Quốc hội đã bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm, Phó Tổng KTNN do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm trên cơ sở đề xuất của Tổng KTNN; Tổng KTNN bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng.

Thực hiện Luật KTNN và các quy định liên quan, đến nay UBTVQH đã bổ

nhiệm 4 Phó Tổng KTNN; Tổng KTNN đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hàng trăm cán bộ lãnh đạo cấp Vụ, cấp phòng và các ngạch kiểm toán viên đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và tiến trình cải cách hành chính của đất nước. KTNN là lĩnh vực mới ở nước ta, một nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn khắt khe và tính chất hoạt động chuyên nghiệp cao, những năm qua KTNN luôn chăm lo xây dựng đội ngũ công chức và kiểm toán viên theo phương châm: “công minh, chính trực, nghệ tinh, tâm sáng”. Sau 16 năm xây dựng, từ 60 người khi mới thành lập, đến nay KTNN đã có đội ngũ hơn 1.500 cán bộ, công chức, trong đó gần 80% là kiểm toán viên. Chất lượng đội ngũ công chức không ngừng được nâng lên, số có trình độ đại học trở lên chiếm 97,5%, trong đó 100% kiểm toán viên có trình độ đại học trở lên, nhiều người có 2 đến 3 văn bằng đại học. Tại thời điểm hiện tại, toàn ngành có 17% cán bộ, công chức có trình độ sau và trên

đại học, trong đó có 5 giáo sư, phó giáo sư, 14 tiến sĩ, 198 thạc sĩ, nhiều công chức, kiểm toán viên đang được đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ trong và ngoài nước. Nhìn chung, đội ngũ công chức và người lao động có phẩm chất chính trị và đạo

đức, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của Luật KTNN. Do yêu cầu hoạt động kiểm toán có tính nghề nghiệp cao, nên hầu hết công chức sau khi

54

theo chương trình riêng của ngành. Theo quy định của Luật KTNN, KTVNN phải thường xuyên học tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ

năng và đạo đức nghề nghiệp, thực hiện chương trình cập nhật kiến thứ hàng năm theo quy định của Tổng KTNN, bảo đảm có đủ năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụđược giao. Từ năm 2005, KTNN đã huy động nhiều nguồn lực tài chính và hơn 100 chuyên gia trong và ngoài ngành xây dưng chương trình khung đào tạo các ngạch KTVNN. Hàng năm KTNN đều dành kinh phí thích đáng cho kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về

chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, hội nhập quốc tế… phù hợp với yêu cầu năng lực và trình độ của từng đối tượng cán bộ, kể cả lãnh đạo ngành và lãnh đạo cấp vụ. Từ khi Luật KTNN có hiệu lực, hình thức đào tạo theo chuyên đề, đào tạo theo ngạch bậc KTV được tăng cường. Bên cạnh các khoá đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, như: Kiểm toán hoạt

động, kiểm toán chuyên đề, đào tạo để thi và cấp chứng chỉ KTVNN, kỹ năng thực hành kiểm toán…, KTNN còn đẩy mạnh bồi dưỡng kiến thức văn hoá và

đạo đức nghề nghiệp, lý luận chính trị, kiến thức kinh tế….để từng bước nâng cao chất lượng và phẩm chất đạo đức cán bộ, kiểm toán viên. Với sự trợ giúp của một số cơ quan và tổ chức quốc tế, hàng nghìn lượt cán bộ, KTV đã tham dự nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học ở nước ngoài hoặc do chuyên gia nước ngoài giảng dạy tại Việt Nam. Nhiều công chức, KTVNN được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và tham gia các hội thảo quốc tế, hoạt

động nghiên cứu, khảo sát công nghệ, phương pháp kiểm toán hiện đại của các quốc gia phát triển, tạo tiền đề cho sự phát triển và hội nhập quốc tế của KTNN. KTNN cũng đã cử và được các tổ chức quốc tế đào tạo một số giảng viên có trình độ quốc tế cho INTOSAI, chủ động đào tạo và chọn cử những chuyên gia giỏi tham gia các nhóm nghiên cứu về kiểm toán môi trường, nhóm kiểm toán công nợ của ASOSAI. Mặc dù chi phí đào tạo rất tốn kém nhưng KTNN đã cử

30 kiểm toán viên đầu tiên tham gia các khoá đào tạo và thi lấy Chứng chỉ KTV quốc tế của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Vương quốc Anh (ACCA), và 10

55

kiểm toán viên đào tạo và thực hành kiểm toán dài hạn theo chương trình chuyên gia kiểm toán CCAF tại Canada để làm nòng cốt xây dựng đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp, có trình độ tiếp cận khu vực và thế giới. KTNN cũng

đã cử hàng chục lượt KTV thực tập kiểm toán tại Cộng hoà liên bang Đức, tham gia kiểm toán với các tập đoàn kiểm toán độc lập lớn trên thế giới, hoạt động kiểm toán nội bộ của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) hoặc kiểm toán chung với KTNN Liên bang Nga để học tập, chia sẻ kinh nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận công nghệ kiểm toán hiện đại.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa hoc Cơ sở lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước (Trang 54)