Ngay sau khi Luật có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2006), để việc triển khai thi hành Luật KTNN có hiệu quả, nhanh chóng đưa Luật vào cuộc sống, ngày 27/5/2005 Tổng KTNN đã ban hành Quyết định số 1369/QĐ-KTNN thành lập Ban chỉ đạo triển khai thi hành Luật KTNN do ông Vương Đình Huệ - Tổng KTNN làm Trưởng ban. Công tác tổ chức triển khai được giao cho các cơ quan,
đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp cụ thể,
đa dạng, thiết thực đối với các cấp chính quyền từ cơ sở xã, phường đến các cấp bộ, ngành trung ương, trong công chúng và xã hội nói chung, cụ thể:
- Triển khai thi hành Luật thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, rà soát, hệ thống hoá các văn bản pháp luật: Một trong những biện pháp triển khai thực hiện Luật KTNN quan trọng nhất đó là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục. Biện pháp này được quan tâm, xem như là nền tảng đầu tiên đưa các quy định của Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống. Là một cơ quan còn mới trong hệ thống cơ quan nhà nước, cùng với công tác xây dựng, ban hành pháp luật, KTNN còn hết sức chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật. Bằng nhiều nguồn lực khác nhau, trong 3 năm từ khi Luật KTNN có hiệu lực, KTNN tổ chức biên soạn, in và phát hành hàng vạn tài liệu hướng dẫn, hỏi đáp
48
và phổ biến Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn đến tất cả các Bộ, ngành, cơ
quan Trung ương, Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã. Tổ chức và phối hợp tổ chức hơn 40 lớp nghiên cứu, phổ biến Luật KTNN cho hơn 6000 học viên ngoài ngành, kể cả cho đội ngũ cán bộ quản lý báo chí, các biên tập viên, phóng viên của các cơ quan truyền thông để góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin về tổ chức và hoạt động KTNN.
Trước thềm kỷ niệm 15 năm thành lập ngành, KTNN đã hoàn thành xây dựng Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020 trình UBTVQH xem xét, quyết định làm cơ sở cho phát triển KTNN trong tương lai, ngày 19/4/2010 UBTVQH đã ban hành Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 phê duyệt.
Để công tác tuyên truyền, tập huấn Luật KTNN đạt hiệu quả, KTNN đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật KTNN đến các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước để các cơ quan, đơn vị đó thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Luật; đồng thời, để
các cơ quan này phối hợp tạo điều kiện giúp KTNN thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, KTNN đã nhận được sự giúp đỡ của các dự
án nước ngoài nhằm hỗ trợ KTNN Việt Nam triển khai thi hành Luật KTNN thông qua các hình thức như: hoạt động hỗ trợ kinh phí để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật; tổ chức biên soạn, in ấn và phát hành các tài liệu (Hỏi đáp về Luật Kiểm toán nhà nước, tài liệu tập huấn Luật KTNN, Quy chế làm việc của KTNN và Quy chế tổ chức và hoạt động của
Đoàn KTNN, Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức các lớp tập huấn Luật và các văn bản hướng dẫn Luật cho cán bộ trong và ngoài ngành). Trên cơ sở những văn bản hướng dẫn thi hành luật, những tài liệu tuyên truyền và thông qua những buổi toạ đàm, tập huấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức trong, ngoài ngành và quần chúng nhân dân có thêm những nhận thức, hiểu biết về tổ chức và hoạt động của KTNN một cách đầy đủ, có hệ
49
Song song với công tác tuyền truyền, phổ biến Luật KTNN, Tổng KTNN
đã chỉ đạo tổng rà soát văn bản về KTNN, trên cơ sở đó đã xác định những văn bản còn hiệu lực, những văn bản hết hiệu lực, những văn bản cần sửa đổi, bổ
sung và đề xuất ban hành mới cho phù hợp với Luật KTNN.
- Triển khai thi hành Luật thông qua hoạt động xây dựng pháp luật: Để đảm bảo công tác xây dựng văn bản QPPL của KTNN đúng trọng tâm, hoàn thiện cơ bản và toàn diện hệ thống văn bản của KTNN phục vụ cho công tác kiểm toán, hàng năm, KTNN dựng và ban hành chương trình xây dựng văn bản QPPL của KTNN. Bảo đảm tuân thủ quy trình xây dựng văn bản, hàng năm KTNN đã dự kiến và đưa vào chương trình những văn bản quan trọng đáp ứng kịp thời yêu cầu hướng dẫn Luật, phục vụ hiệu quả hoạt động thực tiễn của KTNN. Bên cạnh đó, KTNN đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật KTNN. Đến nay, KTNN đã tham mưu trình UBTVQH ban hành 7 nghị quyết; trình Chính phủ ban hành 03 nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 04 văn bản liên tịch của các bộ ngành liên quan; Tổng KTNN cũng đã ban hành theo thẩm quyền trên 100 văn bản, trong đó, 22 văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ
thể hoá đồng bộ Luật KTNN và quy chế hoá hầu hết các mặt liên quan đến tổ
chức, hoạt động của KTNN, là cơ sở quan trọng để quản lý, điều hành hoạt
động của KTNN theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, chính quy và từng bước hiện đại. Đồng thời, KTNN đã chú trọng xây dựng và thực hiện các quy chế, quy định phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, như: Quy chế phối hợp với Uỷ ban Tài chính – Ngân sách, Bộ Quốc phòng (năm 2007), Quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống tham nhũng giữa KTNN với Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng, Bộ Công an, TANDTC, VKSNDTC và Thanh tra Chính phủ (năm 2008); Thoả thuận hợp tác giữa KTNN và Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Quy chế phối hợp công tác trong hoạt động kiểm toán giữa KTNN và
50
Bộ Công an, Thoả thuận hợp tác giữa KTNN và TTXVN trong phối hợp tuyên truyền, thông tin về hoạt động KTNN (năm 2009).
Trên cơ sở Nghị quyết Trung ương 5, khoá X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, Ban Bí thư
Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định số 198/QĐ-TW ngày 25 tháng 11 năm 2008 quy định mối quan hệ công tác giữa Ban Cán sựđảng TANDTC, Ban Cán sựĐảng KTNN và Ban cán sựđảng VKSNDTC. Được sựđồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, KTNN cũng đang phối hợp với UBKTTW xây dựng
Đề án “Tăng cường hiệu lực của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát và sự phối hợp giữa các cơ quan trên trong việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát” và Quy chế phối hợp giữa UBKTTW và Ban Cán sự đảng KTNN trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng để
trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.Việc xây dựng và thực hiện các quy chế phối hợp trong công tác đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Triển khai thi hành Luật thông qua hoạt động quản lý chất lượng kiểm toán: Nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, khắc phục những tồn tại trong hoạt động kiểm toán, bên cạnh công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật, Tổng KTNN đã tổng kết những kết quả và tồn tại trong hoạt động kiểm toán nhà nước và chỉ thị thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN, Kiểm toán trưởng các KTNN chuyên ngành và khu vực, Trưởng, Phó
Đoàn kiểm toán, các Tổ trưởng Tổ kiểm toán, KTV, thành viên khác của đoàn kiểm toán và toàn thể công chức trong toàn ngành quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị của Tổng KTNN về tăng cường quản lý hoạt động kiểm toán.
- Triển khai thi hành Luật thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra:KTNN thường xuyên quan tâm và tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra nội bộđể
51
từng công chức trong việc thực hiện công vụ. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra để tăng cường việc chấp hành Luật KTNN Quy chế tổ chức và hoạt
động của đoàn kiểm toán, Quy tắc ứng xử của KTVNN và các quy định khác của KTNN, một mặt kiến nghị Tổng KTNN những biện pháp chỉđạo kịp thời đã phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra; mặt khác thông qua công tác kiểm tra phát hiện những tồn tại, bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để
kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.
Để bảo đảm công tác thanh tra, kiểm tra của KTNN có trọng tâm, trọng
điểm, hàng năm KTNN ban hành các kế hoạch thanh tra, kiểm tra của KTNN và tổ chức thực hiện Kế hoạch bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định.
- Triển khai thi hành Luật thông qua hoạt động công khai kết quả kiểm toán:Thực hiện Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07/11/2007 của Chính phủ
về thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá X, KTNN chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về công khai kết quả kiểm toán của KTNN theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Luật KTNN. Trên cơ sở Nghị định này, hàng năm KTNN thực hiện công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ
quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân đối với hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Đặc biệt, thông qua các cuộc họp báo định kỳ đã tạo được dư luận tốt cả trong và ngoài nước. Ngoài việc gửi, cung cấp báo cáo kiểm toán đầy đủ, kịp thời cho Chính phủ, Quốc hội, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng và các cơ quan hữu quan, KTNN đã chuyển nhiều hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các cơ quan đểđiều tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền. Thông qua đó đã góp phần không nhỏ cho công tác tuyên truyền Luật KTNN trong xã hội.
52