1. Quyền công bố các kết quả kiểm toán (Báo cáo kiểm toán)
Điều mở đầu của Tuyên bố Lima nhấn mạnh tính cần thiết của việc công bố báo cáo của cơ quan KTNN đối với sựổn định và phát triển của các quốc gia theo tinh thần các tôn chỉ của Liên hợp quốc. Việc công bố công khai kết quả
kiểm toán theo quy định là không thể thiếu được - tối thiểu là đối với những nước chấp nhận những cơ cấu cơ bản của một nhà nước pháp quyền dân chủ. Thông qua việc công bố kết quả kiểm toán, một mặt đảm bảo cho công luận ghi nhận được thông tin về hoạt động kiểm tra tài chính công, mặt khác việc thảo luận công khai về những sai phạm đã được công bố sẽ tạo nên áp lực mà các
38
quả kiểm toán cần phải có cơ sở pháp lý trong mỗi luật KTNN, song mới chỉ có một số luật kiểm toán quy định rõ quyền công bốđó (khoản 1 Điều 11 Luật KT Pháp; Khoản 3 Điều 18 và Điều 45 Luật KT Séc; Điều 33 Luật KT Nga).
Luật KTNN Việt Nam đã có những quy định cụ thể về thời hạn, nội dung, hình thức và phạm vi công khai báo cáo kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; công khai BCKT của từng cuộc kiểm toán tại Điều 58, Điều 59 để bảo đảm cho nhân dân biết được thông tin và thảo luận sâu rộng về kết quả kiểm toán, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực thi các kết luận, kiến nghị kiểm toán.
2. Các yêu cầu đối với báo cáo kiểm toán
Phần lớn các luật kiểm toán không đặt ra yêu cầu cụ thể đối với các báo cáo kiểm toán của cơ quan KTTC. Tuy nhiên, Quy chế ngân sách LB Đức và Luật Kiểm toán Hàn Quốc là trường hợp ngoại lệ trong các luật kiểm toán này. Các bộ luật này có những quy định cụ thể về nội dung bắt buộc phải có trong các báo cáo quyết toán năm (Điều 97 Quy chế ngân sách Liên bang Đức (BHO);
Điều 41 Luật KT Hàn Quốc; khoản 2 Điều 18 Luật KT Séc với nội dung ít cụ
thể hơn). Việc báo cáo lên Quốc hội và xem xét các báo cáo của cơ quan KTTC
ở Quốc hội là một sự hỗ trợ quan trọng đối với công tác kiểm tra tài chính. Những điều khoản đã nêu ở trên nhằm đảm bảo cho những thông tin được trình lên đáp ứng đúng nhu cầu thông tin của Quốc hội.
Luật KTNN Việt Nam đã có những quy định cụ thể về nội dung, giá trị
của BCKT (Điều 9) và trách nhiệm của KTNN đối với báo cáo kiểm toán, thể
hiện ở trách nhiệm của Tổng KTNN (khoản 3 Điều 18); trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán (điểm b khoản 3 Điều 45); trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ kiểm toán (điểm b khoản 3 Điều 47) và trách nhiệm của KTVNN (khoản 3
Điều 30).
3. Hoạt động thẩm định và các quyền hạn khác
Điều 13 Tuyên bố Lima quy định rằng trong các trường hợp quan trọng cần dành cho cơ quan KTTC quyền làm công tác thẩm định cho Quốc hội,
39
chính quyền và quyền đưa ra những nhận xét đối với các Luật hoặc những quy
định khác về các vấn đề tài chính. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán có hiệu quả
của cơ quan KTTC không được phép bị ảnh hưởng bởi công tác thẩm định, vì kiểm toán là hoạt động được ưu tiên tuyệt đối. Do đó, cơ quan kiểm toán phải có khả năng khước từ các yêu cầu làm thẩm định nếu như vì việc đó mà không
đảm bảo thực hiện được các hoạt động kiểm toán theo đúng quy định. Do vậy, không phải tất cả các Luật kiểm toán được nghiên cứu trong đề tài này đều quy
định khả năng hoạt động này (Luật Kiểm toán Trung Quốc, Pháp, Anh, Thái Lan thiếu các quy định như vậy). Trái lại các Luật kiểm toán còn lại hoặc quy
định rằng trước khi ban hành luật và các quy định về quản lý hành chính có tác
động đến lĩnh vực ngân sách và hạch toán bắt buộc phải thông báo hoặc nghe ý kiến của cơ quan KTTC (các Điều 102, 103 Quy chế ngân sách Liên bang Đức (BHO); Điều 49 Luật KT Hàn Quốc; Khoản 1 Điều 20 Luật KT Nga).
Luật KTNN Việt Nam quy định KTNN có trách nhiệm tham gia với các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh (khoản 7 Điều 15).
Trên cơ sở các so sánh địa vị pháp lý và chức năng của các SAI trên thế
40
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC