4. Bố cục của luận văn
2.1.1.2. Địa hình
Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với các tỉnh miền núi khác trong vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ. Độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 ÷ 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang đông. Các dãy núi cao gồm dãy núi Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Địa hình được chia thành 3 vùng:
- Vùng địa hình vùng núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 ÷ 1000m, độ dốc thường từ 250
÷ 350.
- Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng, độ cao trung bình từ 100 ÷ 300m, độ dốc thường từ 150
÷250.
- Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: bao gồm vùng đồi thép và đông bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30 ÷ 50m, độ dốc thường dưới 100
.
Với đặc điểm địa hình, địa mạo như trên làm cho việc canh tác, giao thông đi lại có những khó khăn, phức tạp. Song chính sự phức tạp đã lại tạo ra đa dạng, phong phú về chủng loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau, cho phép phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng và phong phú.