Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 30)

4. Bố cục của luận văn

1.3.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đối với doanh nghiệp

của doanh nghiệp Việt Nam

1.3.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam

Hội nhập (Integration) kinh tế là hiện tượng tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế. Đó là quá trình gắn kết nền kinh tế của đất nước với nền kinh tế thế giới, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức quốc tế, tuân thủ những quy định, các luật nói chung.

Từ năm 1986, công cuộc đổi mới nền kinh tế đã làm thay đổi căn bản nhận thức và quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội VI của Đảng chỉ rõ nước ta phải tham gia vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ mở mang quan hệ quốc tế và khoa học kỹ thật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

Tiến trình hội nhập kinh tế ở nước ta được đẩy mạnh và có những đột phá lớn từ đại hội VII của Đảng (1991) với chủ trương mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, “gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới” và “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong công đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

Trong hơn 10 năm thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thực hiện các nội dung sau:

Một là, mở rộng quan hệ quốc tế, ký kết các hiệp định song phương:

Từ chỗ chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước vào năm 1990, đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 170 nước, thiết lập quan hệ kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tế - thương mại với hơn 170 nước và vùng lãnh thổ, ký kết khoảng 60 hiệp định song phương, trong đó bao gồm toàn bộ các nước phát triển có thị trường lớn. Đây là những tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế quốc tế và giao lưu văn hoá với các nước.

Hai là, đàm phán và gia nhập các tổ chức quốc tế:

Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã đàm phán đa phương và gia nhập các tổ chức quốc tế cùng với việc cam kết thực hiện nghĩa vụ thành viên của tổ chức này. Một số cam kết và thực hiện nghĩa vụ thành viên của các tổ chức quốc tế như dưới đây:

Gia nhập ASEAN: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ tháng 7- 1995. Bắt đầu từ 1-1-1996, Việt Nam đã thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan và đến nay đã hoàn tất. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã cắt giảm dần trên 10.000 dòng thuế theo hệ thống HS xuống chủ yếu còn 0% ÷ 5%. Lộ trình cắt giảm thuế và thực trạng các mức thuế.

Đối với hàng hoá thuộc danh mục nhạy cảm (SL), Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế suất xuống 0% ÷ 5% và hoàn tất vào năm 2013. Đến năm 2015, thuế quan của hầu hết các hàng hoá nhập khẩu cắt giảm xuống 0%.

Về hàng rào phi thuế quan: Đối với doanh mục cắt giảm ngay và danh mục hàng hoá nhạy cảm, đến năm 2006, bỏ tất cả các hàng hoá phi thuế quan như hạn chế định lượng, giấy phép, hạn chế ngoại hối liên quan đến thanh toán, phụ thu hải quan.

Cùng với việc thự hiện AFTA, năm 1998 Việt Nam đã ký kết hiệp định khung về đầu tư (AIA) để tạo ra một khu vực đầu tư tự do giữa các nước thành viên ASAN vào năm 2010 vào các nước ngoài ASAN vào năm 2020. Theo hiệp định này, Việt Nam sẽ mở cửa các ngành nghề cho các nhà đầu tư ASAN hưởng quy chế đối xử quốc gia vào năm 2010. Ngoài ra, Việt Nam ký kết các nghị định thư về dịch vụ (tài chính, vận tải, du lịch). Theo đó, từng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bước thực hiện tự do hoá thương mại dich vụ: xoá bỏ phân biệt đối xử về tiếp cận thị trường cho các thành viên ASEAN, mở cửa đối với các loại dịch vụ đơn giản vào năm 2005, các dịch vụ đơn giản vào năm 2010 và các dịch vụ nhạy cảm vào năm 2020.

Gia nhập APEC(1998): Ngày 15-6-1996, Việt Nam gửi đơn xin gia nhập APEC và trở thành thành viên chính thức của tổ chức này vào tháng 11- 1998. Việt Nam cam kết tăng cường liên kết kinh tế, thúc đẩy giao lưu thương mại, thực hiện tự do hoá thương mại trên nguyên tắc của WTO vào năm 2020.

Gia nhập WTO: từ tháng 6-1994, Việt Nam được công nhận là quan sát viên của GATT- tiền thân của WTO. Sau 11 năm đàm phán, ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên năm 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện các cam kết song phương và đa phương đã ký kết.

Về các cam kết song phương: các cam kết loại này nhằm tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại với các thoả thuận về cắt giảm thuế quan và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ.

Về các cam kết đa phương - chủ yếu là cam kết về tuân thủ các nguyên tắc, quy định của WTO. Đến nay, những cam kết chính của Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của WTO gồm 5 nội dung chính như sau:

Tuân thủ toàn bộ các hiệp định quan trọng của WTO. Những cam kết này dẫn đến việc xoá bỏ bảng giá tối thiểu trong việc tính trị giá hải quan, minh bạch hoá quy trình cấp phép nhập khẩu và các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hàng nhập khẩu, xoá bỏ chính sách nội địa hoá, bảo hộ có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ.

Ba là, chuẩn bị các điều kiện trong nước cho hội nhập kinh tế quốc tế:

Để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tiến hành thực hiện một số nội dung quan trọng như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xây dựng, bổ sung, sửa đổi pháp luật, chính sách: trong 10 năm thực hiện tiến hành hội nhập, quốc hội đã thông qua nhiều luật mới và bổ sung, sửa đổi nhiều luật hiện có. Trên cơ sở đó, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã tiến hành sửa đổi, bổ sung các chính sách hiện hành như: chính sách kinh doanh, thương mại, đất đai, đầu tư, tài chính…

- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Về cơ bản, cơ cấu kinh tế đang được điều chỉnh theo hướng phù hợp với phân công lao động quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Nhà nước chú trọng và khuyến khích phát triển kinh tế dân doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ quản lý. [4,72]

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 30)