Khả năng cạnh tranh về phân phối và lưu thông sản phẩm chè

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 101)

4. Bố cục của luận văn

2.2.3.2. Khả năng cạnh tranh về phân phối và lưu thông sản phẩm chè

Kênh phân phối là một tập hợp các tập thể cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng từ doanh nghiệp sản xuất tới người tiêu dùng. Sự đòi hỏi của thị trường ngày càng cao đối với sản phẩm chè, người sản xuất cũng muốn sản phẩm chè của mình được thị truờng chấp nhận đã có những thay đổi nhất định. Bất cứ sản phẩm nào cũng vậy, được sản xuất dù chất lượng tốt, giá cả phù hợp nhưng nếu không tổ chức được hệ thống phân phối tới tay người tiêu dùng thì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Khi điều tra các doanh nghiệp sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy các doanh nghiệp đều tập trung bán theo cả 4 kênh phân phối theo hệ thống sau.

Sơ đồ: Kênh tiêu thụ chè xanh ở Thái Nguyên

Hộ sản xuất

Hộ chế biến chè xanh

Cơ sở chế biến quốc doanh, ngoài

quốc doanh

Người thu gom buôn bán chè xanh

Xử lý Người tiêu dùng Người bán lẻ

Xuất khẩu Sản xuất chè xanh cho suất khẩu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Kiểu kênh K1: Các doanh nghiệp bán thẳng cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Ở đây nơi khách hàng gặp gỡ trực tiếp mua bán với doanh nghiệp, có thể tin tưởng vào chất lượng và giá cả. Ưu điểm của kênh tiêu thụ này là tránh được khâu trung gian, củng cố được mối quan hệ giao tiếp chặt chẽ giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là khối lượng chè tiêu thụ được ít, chu chuyển vốn chậm.

* Kiểu kênh K2: Các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình xuống các đại lý bản lẻ, các địa điểm tiêu thụ sản phẩm với số lượng nhiều và ổn định. Đó là các siêu thị, các nhà hàng, khách sạn. Dựa vào các lực lượng trung gian này để đưa sản phẩm chè đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Kiểu kênh này giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt thành viên trong kênh của mình và giúp giảm chi phí quản lý. Đây cũng là một kênh phân phối giúp các doanh nghiệp vừa có thể quảng cáo vừa có thể tiêu thụ được sản phẩm của minh. Doanh nghiệp nào tiêu thụ được nhiều sản phẩm cũng đồng nghĩa doanh nghiệp đã quảng bá được cho sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp nên áp dụng kênh K1 và kênh K2 này như một bàn đạp để cho các kênh khác phát triển.

* Kiểu kênh K3: Đây là một phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Các đại lý bán buôn đã phân phối sản phẩm của doanh nghiệp tới các đại lý bán lẻ và từ đại lý bán lẻ chuyển tới tay người tiêu dùng. Kiểu kênh này giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hoá. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chè Thái Nguyên tiêu thụ sản phẩm tới tay người tiêu dùng thông qua kênh tiêu thụ này.

* Kiểu kênh K4: Do khó khăn về đại lý, chi phí vận chuyển, nên việc hoạch định đường lối và chiến lược vươn ra thị trường nước ngoài thông qua các khâu trung gian là phương pháp duy nhất mà các doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên phải áp dụng trong điều kiện hiện nay. Đối với các doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp xuất khẩu chè vì phần lớn các doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên xuất khẩu chè dưới dạng chè mộc, song chè mộc Thái Nguyên chưa tìm được thương hiệu, một phần vì không có doanh nghiệp nào đủ mạnh dể cung ứng chè với số lượng lớn ổn định, việc xuất khẩu chè phải thông qua các công ty trung gian nước ngoài. Rồi nhờ vào thương hiệu của họ để đưa ra thị trường nước ngoài với mức chênh lệch lớn. Điều này cũng gợi ý cho chúng ta là cần phải phát triển thương hiệu hơn nữa, dù có thể sẽ không làm thay đổi cơ cấu về chi phí lợi nhuận nhưng có thể ít nhất là sẽ tăng giá trị tạo ra do các nhà sản xuất chè của Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)