Khả năng cạnh tranh của các yếu tố liên quan đến sản phẩm

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 91)

4. Bố cục của luận văn

2.2.3. Khả năng cạnh tranh của các yếu tố liên quan đến sản phẩm

Chúng tôi tiến hành điều tra ở một số đại lý trên địa bàn, và ở các công ty có sản lượng cao về các yếu tố liên quan đến sản phẩm: Số nhãn hiệu mà các công ty đang kinh doanh trên thị trường.

Nhãn hiệu sản phẩm: Trước hết, doanh nghiệp quyết định nhãn hiệu hàng hoá của mình vào loại đặc biệt có 3 con đường:

- Thứ nhất là: có thể tung hàng hoá ra thị trường dưới nhãn hiệu của chính doanh nghiệp (còn gọi là nhãn hiệu toàn quốc).

- Thứ hai là: Các doanh nghiệp sản xuất có thể bán hàng cho một người trung gian, rồi người này gắn cho nó nhãn hiệu riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thứ ba là: các doanh nghiệp có thể bán một phần nhãn hiệu của mình, số còn lại thì có thể dưới nhãn hiệu riêng. Trong số các doanh nghiệp mà chúng tôi điều tra thì hầu như các doanh nghiệp thường dùng cả ba cách trên. Nhìn chung các doanh nghiệp tăng cường mở ra nhãn hiệu mới để tác động tới người tiêu dùng nhận biết được sự liên tục đổi mới sản phẩm chè, sự đổi mới đó không chỉ ở nhãn hiệu mà còn về cả chất lượng, giá cả, hình thức, mùi vị của chè.

Ưu điểm của việc sử dụng nhiều nhãn hiệu cho sản phẩm là tạo điều kiện để mở thêm đại lý và việc quản lý hệ thống phân phối được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó tận dụng được khả năng về tài chính, khả năng kinh doanh… cho mỗi đại lý hay cửa hàng mở ra. Tuy nhiên, cũng gặp không ít khó khăn đó là sự sáo trộn về thị trường, chính những chủng loại sản phẩm tương đương ở các nhãn hiệu khác nhau trong cùng một doanh nghiệp lại xảy ra sự cạnh tranh gay gắt.

Như vậy, doanh nghiệp nào có nhiều nhãn hiệu cho sản phẩm thì càng tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng kênh phân phối và nâng cao sản lượng. Nhưng cũng phải có giải pháp kịp thời để quản lý hệ thống phân phối tránh tình trạng cạnh tranh giữa các nhãn hiệu trong cùng doanh nghiệp. Ở đây, chúng ta chỉ thấy có một số rất ít các doanh nghiệp có nhiều nhãn hiệu như Hoàng Bình là có khả năng về nhãn hiệu. Các doanh nghiệp khác hầu như không có khả năng cạnh tranh về nhãn hiệu.

- Bao bì sản phẩm: Bao bì được xem như là một tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và làm tăng giá trị của sản phẩm. Bao bì được thiết kế tốt có thể trở thành một tiện nghi đối với người tiêu dùng, còn đối với các doanh nghiệp lại là một phương tiện kích thích tiêu thụ hàng hoá thêm. Khi tiến hành điều tra ở các cửa hàng, đại lý của các doanh nghiệp, tiêu chuẩn bao bì được xếp loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

qua 3 mức độ: tốt, khá, trung bình. Để phân loại được mức độ đó chúng tôi căn cứ vào cơ sở: Thứ nhất là sự phục vụ buôn bán tốt tức là bao bì phải thực hiện chức năng của người bán (kinh doanh), bao bì sản phẩm chè thu hút sự chú ý đến hàng hoá, tạo cho người tiêu dùng niềm tin và gây ấn tượng tốt đẹp. Thứ hai là làm tăng mức giàu sang, sự tiện lợi cho người tiêu dùng, có nghĩa là họ sẵn sàng trả thêm tiền cho sự tiện lợi, hình thức bên ngoài, độ tin cậy và vẻ lịch sự của bao bì hoàn thiện. Thứ 3 là: Hình ảnh của doanh nghiệp và hình ảnh của nhãn hiệu được thiết kế trên bao bì giúp cho người tiêu dùng nhanh chóng nhận ra được sản phẩm của doanh nghiệp mang nhãn hiệu. Qua việc xây dựng các chỉ tiêu đó để đánh giá đúng mức về bao bì của doanh nghiệp, chúng tôi thấy: Mới chỉ có doanh nghiệp Hoàng Bình là đi tiên phong trong việc thay đổi mẫu mã bao bì đa dạng từ hộp giấy, hộp sắt, túi ni lông in hình quảng cáo…cho đến hộp gỗ khắc khảm trai hay túi thổ cẩm và được khách hàng đánh giá cao về kiểu mẫu bao bì. Doanh nghiệp Hoàng Bình được coi là doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh nhất về mẫu mã bao bì so với các doanh nghiệp chè khác tại Thái Nguyên.

Tiếp theo phải kể đến là các công ty: công ty tránh nhiệm hữu hạn Bắc Kinh Đô, Công ty TNHH Tổng hợp Bắc Sông Cầu, Công ty Cổ phần chè Hà Thái, bao bì sản phẩm của doanh nghiệp cũng tương đối đẹp, đứng sau công ty TNHH Hoàng Bình. Các doanh nghiệp còn lại đểu ở mức trung bình, thậm chí còn yếu, không có khả năng cạnh tranh bằng bao bì được, do đó đòi hỏi cần phải có sự thay đổi hơn nữa để bao bì sản phẩm chè có thể cạnh tranh được trên thị trường và các doanh nghiệp ngoài tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 26: Khả năng cạnh tranh về các yếu tố liên quan đến sản phẩm

Nguồn: Phỏng vấn đều tra của tác giả

Doanh nghiệp Cty TNHH

Hoàng Bình Cty Cổ phần Thế Hệ Mới Cty CP Chè Bắc Kinh Đô Cty TNHH XNK Trung Nguyên Cty CP Chè Thái Nhà máy XK chè Đại Từ Cty TNHH Trà Phú Lƣơng Cty TNHH 1 thành viên chè Bình Yên Cty cổ phần chè Quân Thành Nhà máy chè XK Nguyên Số nhãn hiệu 14 0 8 0 6 3 6 4 5 0 Bao bì Tốt Kém Khá Kém Khá TB TB TB Kém Kém Chủng loại chè Chè xanh, chè đen, chè túi lọc Chè xanh Chè xanh, chè túi lọc Chè xanh, thành phẩm Chè xanh, chè đen Chè xanh Chè xanh, chè đen

Chè xanh Chè xanh Chè xanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chất lượng sản phẩm : Chè Thái Nguyên là đặc sản nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. ở đây cây chè đã được trồng từ nhiều đời và nổi tiếng với những đặc điểm không loại chè ở vùng nào khác có được, đó là hương vị thơm tự nhiên, màu xanh trong, uống có vị ngọt lắng sâu và được người tiêu dùng trong và ngoài nước đều rất yêu thích. Sản phẩm chè Thái Nguyên được các chuyên gia nghiên cứu về chè đánh giá có chất lượng tốt nhờ được thiên nhiên ưu đãi về đất đai và khí hậu rất thích hợp với cây chè sinh trưởng và phát triển. Đây là sự khác biệt nổi bật của Thái Nguyên với các vùng chè khác ở địa phương trong cả nước. Kinh nghiệm trồng và chế biến chè của người dân Thái Nguyên cũng cao hơn so với các địa phương khác nên chè Thái Nguyên có hình thức đẹp hương vị thơm ngọt, đậm đà khó có thể quên khi một lần thưởng thức. Hàm lượng đường trung bình, đạm axit amin, chất hòa tan đặc biệt là hoạt chất thơm rất cao hàm lượng cafein thấp. Đây có thể coi là một lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên vì được nằm trong vùng nguyên liệu có chất lượng tốt, các doanh nghiệp cần phát huy lợi thế này để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường.

* Quy trình sản xuất chè xanh:

Chè nguyên liệu tươi - Dệt men - Vò - Sấy - Bán thành phẩm.

Khi sản xuất chè xanh sấy khô, các nhà chế biến thường sử dụng máy dệt men của chè lá, phơi khô và đánh mốc chè đã chế biến. Với dây chuyền giản đơn như vậy chất lượng chè vẫn còn nhiều hạn chế. Ngày nay một số doanh nghiệp, nhà máy chế biến chè đã lắp đặt dây chuyền tiên tiến như dây truyền sản xuất chè xanh thường gồm các máy : máy dệt men, máy vò, máy sàng tơi, máy sấy, máy sao lăn, máy phân loại, máy đóng gói. Nhờ vậy, chất lượng chè xanh đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, các cơ sở chế biến và các doanh nghiệp sử dụng phương pháp này còn hạn chế, do chi phí ban đầu bỏ ra cao từ 500 triệu đồng đến 3 tỷ đồng cao hơn rất nhiều so với đầu tư của các hộ chế biến sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phương pháp thủ công. Như vậy, doanh nghiệp nào có vốn lớn, được đầu tư thiết bị công nghệ thì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó tốt hơn.

Tóm lại, khả năng cạnh tranh của các yếu tố liên quan đến sản phẩm chè của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất chè xanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hầu như chưa có khả năng cạnh tranh cao, ở cả nhãn hiệu, bao bì và chủng loại sản phẩm, mới chỉ có khả năng cạnh tranh nhất định ở một số doanh nghiệp (Công ty TNHH Hoàng Bình, công ty TNHH Bắc Kinh Đô), song để nâng cao khả nằng cạnh tranh của sản phẩm chè xanh tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần phải có các giải pháp cụ thể để thực hiện (nội dung này được trình bầy ở phần sau).

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 91)