Đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 125)

4. Bố cục của luận văn

3.2.2. Đổi mới công nghệ

Công nghệ tác động đến hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là giá cả và chất lượng sản phẩm. Đầu tư vào công nghệ là vấn đề đang được quan tâm của bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường.

Một số năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên cũng đã từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Nhưng do vốn đầu tư cho công nghệ còn hạn hẹp nên chưa đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong hệ thống máy móc thiết bị. Bởi vậy các doanh nghiệp cần trực tiếp hoàn thiện thêm. Bên cạnh việc đảm bảo đồng bộ cho hệ thống máy móc thiết bị, các doanh nghiệp cần phải đổi mới công nghệ nhằm đưa sản phẩm mới cho khúc thị trường tiềm năng. Đó là khúc thị trường về sản phẩm trà túi lọc và trà hoà tan.

Việc tiếp tục đổi mới công nghệ và đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống máy móc thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất làm cho chất lượng sản phẩm được nâng lên sản phẩm độc đáo hơn, nhiều hơn, nhờ đó mà tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.3. Tăng cƣờng hoạt động Marketing nói chung và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm

Hoạt động Marketing tác động mạnh mẽ tới các nhân tố tạo nên khả năng cạnh tranh là chất lượng giá cả, mạng lưới phân phối và các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ. Trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh như ngày này thì hoạt động maketing là không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp nên có một, hai cán bộ maketing nhằm nghiên cứu các thị trường truyền thóng và thâm nhập các thị trường mới.

- Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm.

Các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi phải có một mạng lưới phân phối sản phẩm hợp lý để đảm bảo đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến khách hàng nhanh nhất, nhiều nhất và đạt lợi nhuận tối đa.

Việc tổ chức và hoàn thiện kênh phân phối cần phải được tiến hành cụ thể như sau:

+ Các doanh nghiệp nên mở rộng một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Địa điểm thuận lợi cho việc đặt các cửa hàng giới thiệu sản phẩm là nơi đông dân cư và tiện đường qua lại. Vì cửa hàng giới thiệu sản phẩm là các điểm quảng cáo khuyếch trương các mặt hàng gợi mở nhu cầu cho người tiêu dùng. Tuy nhiên khi mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp cần phải chú ý làm thế nào để tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng đến cửa hàng đồng thời đội ngũ nhân viên phải được lựa chọn có phong cách giao tiếp và khả năng tiếp xúc.

+ Mở rộng hệ thống kênh phân phối, việc tăng thêm hệ thống đại lý giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Đối tượng là các siêu thị trên cả nước, hay các công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng nước giải khát…

- Xây dựng chính sách giao tiếp khuyếch trương sản phẩm:

Đối với những sản phẩm mới của doanh nghiệp, hay là những mặt hàng truyền thống thâm nhập và thị trường mới thì vai trò chính sách này quả là to

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lớn. Bởi những sản phẩm đó chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên việc thực hiện quảng cáo như thế nào cho hữu hiệu lại là vấn đề lớn. Nếu như quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể doanh nghiệp sẽ thu được doanh số tiêu thụ lớn nhưng sẽ kéo theo chi phí quảng cáo cao và điều cực kỳ quan trọng là các doanh nghiệp có thể đảm bảo một lượng chi phí lớn như vậy không. Vì vậy trong khi năng lực của các doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên còn yếu kém như hiện nay thì quảng cáo rầm rộ là chưa cần thiết. Tuy nhiên để góp phần thực hiện chiến lược của các doanh nghiệp thành công, hoạt động giao tiếp khuếch trương của doanh nghiệp phải hướng vào các biện pháp xúc tiến bán hàng thông qua catalo hàng mẫu, tham gia hội chợ, quảng cáo trên báo, tạp chí.

+ Catalo: Cung cấp các thông tin cần thiết từ kích cơ, chủng loại, số lượng giá cả, hình thức thanh toán… để thu hút sự quan tâm chú y, thuyết phục hành động mua và tạo điều kiện cho khách hàng mua bán dễ dàng hơn.

+ Tạp chí báo: Nếu có thể các doanh nghiệp nên quảng cáo trên các báo có độc giả là người tiêu dùng bình dân, ngoài ra hiện nay có một số báo thường tổ chức bình chọn các sản phẩm yêu thích của người tiêu dùng. Qua việc quảng cáo hướng người tiêu dùng bầu chọn cho sản phẩm của mình. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có một giá trị vô hình khá lớn nếu được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm ưa thích nhất.

+ Tích cực tham gia các triển lãm, hội chợ hành tiêu dùng được tổ chức ở trong và ngoài tỉnh nhằm giới thiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.

+ Thực hiện các biện pháp khích thích tiêu thụ đối với các trung gian phân phối áp dụng theo hình thức chiết gia nếu trung gian nào đặt mua hàng với số lượng lớn.

- Thúc đẩy sự phát triển của giao dịch thương mại điện tự.

Đây là một phương thức quảng cáo đang thịnh hành và phát triển tại những quốc gia phát triển và nó giúp cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình tại nhiều nước trên thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƢỚC

Trong những năm gần đây các chính sách về phát triển sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã và đang phát huy tốt.

- Về công tác quản lý nhà nước nói chung: Đây là khâu hết sức quan trong, là giải pháp chủ yếu để phát triển cây chè. Giải pháp này bao gồm việc ban hành các tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã, an toàn… đối với sản phẩm chè cho người tiêu dùng, các quy định về điều kiện sản xuất, lưu thông và việc kiểm tra, giám sát thực hiện.

- Về chính sách đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Tập trung đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển cây giống. Đây là việc làm hết sức cần thiết nhưng phải mất thời gian dài, khoảng 4 - 5 năm. Ngoài việc đưa nhiều giống mới vào khảo nghiệm cũng cần khai thác triệt để các vườn chè hiện có.

- Về chính sách đất đai: Tiếp tục thực hiện triệt để về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân trồng chè yên tâm sản xuất và tiêu thụ khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào những diện tích đất chưa sử dụng để phát triển trồng chè, diện tích này cũng được giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất chè thuê mặt bằng làm nhà xưởng tại các vùng nguyên liệu để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh.

- Về chính sách phát triển kết cấu hạ tầng: tỉnh Thái Nguyên cần đầu tư ngân sách để cải tạo hệ thống giao thông tạo điều kiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trồng chè.

- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: đây là yêu cầu hết sức bức thiết trong tình trạng hiện nay, hiện tại lực lượng kỹ thuật cơ sở của ngành chè còn thiếu, trình độ yếu kém, tay nghề chưa cao, trong sản xuất chưa uốn nắm theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quy trình, chưa phát hiện kịp thời các khuyết tật và sự cố xảy ra nên cần phải được đào tại và đào tạo lại. Ngoài ra cũng cần phải thường xuyên thi thợ giỏi, nâng bậc để nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân nhằm ổn định và nâng cao kỹ thuật sử dụng thiết bị và kỹ thuật chế biến chè tại cơ sở.

- Giải pháp về vốn: Để phục vụ cho định hướng đến năm 2010, ngành chè cần có nhu cầu về cả vốn ngắn hạn và dài hạn để đầu tư phát triển công nghệ, mở rộng vùng nguyên liệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thương hiệu… Nguồn vốn này không chỉ trông chờ và Ngân sách Nhà nước mà cần mở rộng tới các tổ chức tín dụng khác, như quỹ tín dụng phát triển và các Ngân hàng. Do đó, các chính sách cho vay tín dụng của nhà nước cần phải đa dạng và linh hoạt hơn, đặc biệt là phải giảm lãi xuất cho vay đối với các hộ nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN CHUNG

1. Kết luận

Qua nghiên cứu về giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã đi đến một số kết luận sau:

Đánh giá hiệu quả của cây chè đối với Tỉnh Thái Nguyên nói chung và hiệu quả kinh doanh chè của các Doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên nói riêng. Cây chè là một loại cây xoá đói giảm nghèo của Tỉnh Thái Nguyên, nhờ cây chè tồn tại nhiều năm mà Tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được rất nhiều dự án đầu tư vào cây chè và được nhân dân trong và ngoài nước biết đến, cây chè không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn mang lại hiệu quả về môi trường và xã hội.

Thực trạng về khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp sản xuất chè được phân tích dưới các công cụ cạnh tranh: cạnh tranh về các yếu tố liên quan đến sản phẩm, cạnh tranh bằng hoạt động quảng cáo, tiếp thị và yểm trợ bán hàng… Các công cụ trên được các doanh nghiệp phân phối trong quá trình sản xuất và kinh doanh và tiêu thụ chè của mình.

- Tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Những giải pháp này đưa ra sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè hoàn thiện và chuyên nghiệp hơn trong quá trình tiêu thụ và kinh doanh chè. Các doanh nghiệp cũng đã tiến hành hoạt động tiêu thụ chè và cũng đã thu được hiệu quả nhất định, nhưng thị trường thì luôn biến động không ngừng và các doanh nghiệp cũng phải thay đổi với sự biến động đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Kiến nghị

Việt Nam mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nhưng đã xuất hiện một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh như việc lạm dụng vị trí thống lĩnh, quảng cáo dối trá làm sai lệch nhận thức người tiêu dùng, bán phá giá. Tất cả những vấn đề đó cần được điều chỉnh bằng pháp luật.

Việc kiến tạo một khuôn khổ pháp luật để các doanh nghiệp được cạnh tranh bình đẳng là một việc làm hết sức quan trọng trong đó đạo luật về cạnh tranh có vị trí đặc biệt. Cơ chế cạnh tranh của thị trường chỉ phát huy một cách hữu hiệu trên cơ sở một hệ thống các “luật chơi” đầy đủ, một sân chơi hoàn chỉnh nhờ đó duy trì được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động, đồng thời loại bỏ và trừng phạt mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Vì thế Nhà nước cần sớm xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả một hệ thống pháp luật thích ứng với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Đặc biệt hiện nay, việc vi phạm pháp luật đang diễn ra ở khá nhiều doanh nghiệp, nên đặt ra yêu cầu cấp bách về xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và khả thi với một hệ thống toà án kinh tế thích hợp, toạ môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế được cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.

Việc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật là khó khăn vì danh giới giữa cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh là rất mong manh. Chính vì vậy việc hình thành một chính sách kiểm soát cạnh tranh độc quyền trong kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh là nhu cầu tất yếu và cấp bách cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Xây dựng và thực hiện hữu hiệu hệ thống chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm thúc đẩy cạnh tranh.

- Nhà nước thông qua các công cụ kinh tế kết hợp sử dụng các công cụ hành chính pháp luật để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Cụ thể là nhà nước cần:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Thứ nhất là Nhà nước cần hoàn thiện chính sách quản lý giá bằng biện pháp quy định giá trần và giá sàn. Việc quản lý giá sẽ buộc các doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh trong chính sách giá cả của mình tránh vấn đề bất lợi cho người tiêu dùng.

+ Thứ hai là: chính sách quản lý về chất lượng sản phẩm chè bằng cách trang bị máy móc kiểm tra các chỉ tiêu cho phép trong sản phẩm chè. Nếu phát hiện sai trái phải nghiêm khắc trừng trị theo pháp luật giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp, đảm bảo tiêu chuẩn.

+ Thứ ba là: Nhà nước cần đưa ra mức thuế suất phù hợp: Giảm thuế suất nhập khẩu đối với các loại công nghệ sản xuất chè để khuyến khích các doanh nghiệp đưa công nghệ tiên tiến và sản xuất.

Thứ tư là: Nhà nước cần hoàn chỉnh hệ thống thông tin kinh tế và dự báo thị trường làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như hình thành thị trường bảo hiểm ổn định bền vững cho các doanh nghiệp khi gặp rủi ro bất trắc để hạn chế tổn thất.

Thứ năm là: tỉnh Thái Nguyên nên có phương án cải tạo giống chè trong tỉnh theo hướng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.S Hoàng Thị Minh Anh, Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất chè trên địa bạn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế.

2. Th.S Đỗ Thị Thuý Phương(2007), Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo kết quả nghiên cứu KHCN cấp bộ.

3. Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá, NXB Lao động.

4. Nguyễn Huy Thái (2000) Những biện pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chè tỉnh Thái Nguyên, Luận Văn Thạc sỹ Kinh tế. 5. T.S Nguyễn Hữu Thắng, Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, NXB chính trị quốc gia Hà Nội, 2008.

6. G.S Trần Quốc Vượng, "Văn hoá chè Việt Nam - đôi nét phác hoạ",

Tạp chí kinh tế và KHKT chè.

7. “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Viện quy hoạch và KT nông nghiệp.

8. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Quyết định về phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên 2008- 2009.

9. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình Sản xuất - Chế biến - Tiêu thụ chè Thái nguyên năm 2008.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11. Tổng cục thống kê Việt Nam (2007, 2008), Niên giám thống kê.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 125)