Thực trạng về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 65)

4. Bố cục của luận văn

1.1.3.4.3.Thực trạng về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam

a. Thể chế, chính sách đối với các doanh nghiệp

Công cuộc đổi mới nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm thay đổi căn bản thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp.

Từ năm 1986 và đặc biệt là từ khi chuyển sang cơ chế thị trường (1989) đến nay, thể chế chung về kinh doanh, tài chính, đầu tư, đất đai… được hình thành và từng bước hoàn thiện.

- Khung phổ pháp luật kinh doanh được hình thành với nhiều luật quan trọng như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (ban hành năm 1987 và được sửa đổi nhiều lần sau đó), Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (1990), Luật Doanh nghiệp nhà nước (1995), Luật hợp tác xã (1996), Luật Doanh nghiệp (1999)… Các văn bản pháp luật này được bổ sung, sửa đổi nhiều lần và hiện nay được thay thế bằng các luật tương ứng là: Luật Doanh nghiệp (2005), Luật Hợp tác xã (2003), Luật Đầu tư (2005)… Pháp luật kinh doanh quy định rõ về thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, hoạt động của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp. Luật kinh doanh chung đã tạo “sân chơi” bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động kinh doanh, tạo bước đột phá về cải cách hành chính, nâng cao đáng kể tính nhất quán, tính thống nhất, minh bạch và bình đẳng của khung khổ pháp luật về kinh doanh ở nước ta. Bước đột phá lớn đối với các doanh nghiệp là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999 với việc đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, bãi bỏ hàng trăm giấy phép và quy định pháp luật không còn phù hợp về điều kiện kinh doanh, chuyển đổi, phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, chuyển đổi phương thức đăng ký kinh doanh…

- Pháp luật về đất đai cũng được hình thành và từng bước hoàn thiện, trong đó, quy định rõ về sử dụng đất, giao đất, cấp đất… Chẳng hạn như Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ số 181/2004/NĐ-CP, 182/2004/NĐ-CP, 188/2004/NĐ-CP… quy định một số vấn đề cụ thể nhằm tạo điều kiện giải quyết mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp, quy định về việc lập và công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, doanh nghiệp được tự thoả thuận với người có đất về kế hoạch sử dụng đất để làm mặt bằng sản xuất, hình thành tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm nhằm giải phòng mặt bằng ngay khi có quy hoạch được duyệt và công bố, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xin giao đất, thuê đất làm mặt bằng sản xuất.

Việc đổi mới pháp luật về đất đai không chỉ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp về mặt bằng kinh doanh, mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp thế chấp vay vốn ngân hàng tốt hơn.

- Pháp luật về tài chính như thuế, ngân sách nhà nước, kế toán… được hình thành từng bước và ngày càng đồng bộ hơn, phù hợp hơn với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài việc quy định rõ nghĩa vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuế, cơ chế tài chính đối với các doanh nghiệp, pháp luật về tài chính còn có những biện pháp hỗ trợ về thuế, hỗ trợ về tín dụng đối với các doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực, vùng hoặc mới thành lập… Ngoài ra, pháp luật tài chính được cải tiến theo hường thuận lợi hóa, công khai hóa và minh bạch hơn,... Việc áp dụng cơ chế tự khai nộp thế là một bước tiến, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Những nỗ lực đổi mới trong lĩnh vực thể chế tài chính đã góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường và hoạt động thuận lợi hơn.

- Pháp luật về tiền tệ, tín dụng đã tạo lập môi trường bình đẳng hơn, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế (chẳng hạn, Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2003 đã xóa bỏ ưu tiên và ưu đãi vay vốn đối với doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã). Chính phủ tạo điều kiện cho một số đối tượng doanh nghiệp được vay vốn của tổ chức tín dụng không phải bảo đảm bằng tài sản (Nghị quyết số 02/2003/NQ - cổ phần ngày 17-01-2003 của Chính phủ quy định cho vay đến 30 triệu đồng đối với chủ trang trại, đến 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; đến 100 triệu đồng đối với hợp tác xã làm dịch vụ cung ứng vật tư, cây, con giống để sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; đến 500 triệu đồng đối với hợp tác xã sản xuất hàng xuất khẩu, làm nghề truyền thống). Ngoài ra, pháp luật trong lĩnh vực này còn tạo môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng và dịch vụ ngân hàng, tự do hóa lãi suất… Ngoài các hình thức cho vay truyền thống, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành cơ chế về các hình thức cấp tín dụng khác như bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán… Nhờ đó, đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn nguồn vốn, hình thành và phát triển thị trường tài chính.

- Pháp luật về thương mại có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Từ khi thực hiện đổi mới nền kinh tế đến nay, pháp luật về thương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mại được đổi mới trên các mặt như thuận lợi hóa, tự do hóa, bảo đảm bình đẳng và xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại nội địa và thương mại quốc tế. Với việc bãi bỏ phần lớn thuế nhập khẩu, cắt giảm thuế nhập khẩu, bãi bỏ các biện pháp hành chính như cấm đoán, hạn ngạch… đã tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động của các doanh nghiệp. Đồng thời, các thủ tục hải quan cũng được đơn giản hóa. Nhờ đó, các doanh nghiệp có điều kiện hơn trong việc tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.

- Pháp luật về lao động, việc làm và đào tạo nhân lực cũng được chú trọng. Việc ban hành Bộ luật Lao động với những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động đã tạo động lực to lớn cho người lao động cũng như cho người sử dụng lao động, giúp nâng cao năng suất lao động, tạo hiệu quả cao và thúc đẩy mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Pháp luật về giáo dục, đào tạo nghề cũng được chú trọng từ những quy định về hệ thống các trường, nội dung, chương trình… Nhờ đó, nhiều cơ sở đào tạo đã được hình thành và phát triển, số lượng và chất lượng đào tạo được nâng cao, góp phần bảo đảm nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các doanh nghiệp; tỷ lệ lao động được đào tạo nghề cũng được nâng cao, từ 18% năm 2000 - 2002 lên khoảng 28% những năm gần đây.

- Khung khổ pháp luật khác: Ngoài những thể chế nêu trên, có nhiều quy định trong các thể chế khác liên quan tới các doanh nghiệp, trong số đó có pháp luật về tư vấn. Lĩnh vực này có các văn bản pháp luậth quan trọng như: Pháp lệnh Luật sư (2001), Nghị định số 87/2002/NĐ-CP ngày 05-11-2002 của Chính phủ về hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn đối với các nhà đầu từ trong nước, Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22-7-2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam. Các văn bản pháp luật này tương đối đầy đủ, rõ ràng và thông thoáng về tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và hành nghề tư vấn luật sư. Nhờ đó, đã tạo một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới và hoàn thiện thể chế về luật sư, mở ra triển vọng to lớn cho sự phát triển nghề luật sư ở nước ta. Kết quả đạt được của việc thực hiện Pháp lệnh Luật sư làm sự gia tăng về số lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, hình thức hành nghề của luật sư.

Về dịch vụ tư vấn nói chung có Nghị định số 87/2002/NĐ-CP. Đây là một văn bản pháp luật quy định tương đối đầy đủ về hoạt động tư vấn ở Việt Nam. Nghị định này được coi như là công cụ pháp lý chính điều chỉnh nhiều vấn đề liên quan đến tất cả các loại dịch vụ tư vấn, trừ dịch vụ pháp lý do Pháp lệnh Luật sư quy định. Nghị định số 87/2002/NĐ-CP góp phần quan trọng vào việc tạo lập môi trường cho hoạt động tư vấn diễn ra đúng pháp luật, tạo niềm tin giữa người cung cấp dịch vụ tư vấn và khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Nghị định này có những quy định mang tính tích cực như: xác định rõ các nguyên tắc cung cấp dịch vụ tư vấn, bảo đảm được sự tin cậy của người sự dụng dịch vụ, bảo đảm tính độc lập, đáng tin cậy, khách quan và tinh thần khoa học của hoạt động tư vấn, quy định rõ nghĩa vụ, ràng buộc chặt chẽ đối với người cung cấp dịch vụ tư vấn; hướng dẫn lập hợp đồng tư vấn.

Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22-7-2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam đã mở rộng hình thức hành nghề của các đối tượng này. Họ được phép tư vấn về pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế trong mọi lĩnh vực, không còn bị hạn chế trong một số lĩnh vực như trước đây (chỉ được tư vấn pháp luật về đầu tư, kinh doanh, thương mại). Các thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp giấy phép, đăng ký hoạt đồng đều đuợc thực hiện nhanh chóng, đúng thời hạn, giảm bớt yêu cầu về một số loại giấy tờ không cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài sớm ổn định và triển khai hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Thực trạng kết cấu hạ tầng đối với doanh nghiệp

Thực trạng về kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp bao gồm: đường giao thông, cầu, cảng, kho tàng, điện, nước đã có những đổi mới quan trọng.

Thời gian qua, Nhà nước rất chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong 5 năm (2001-2005), tổng vốn đầu tư đạt 976 tỷ đồng (theo giá năm 2000), trong đó đầu tư cho kết cấu hạ tầng chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong đó, đầu tư cho ngành giao thông vận tải và bưu chính chiếm 14% tổng vốn đầu tư xã hội, 27,5% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; đầu tư cho kết cấu hạ tầng xã hội đạt 25,6% tổng mức đầu tư xã hội, chiếm 43% vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nhờ đó, năng lực của ngành giao thông tăng mạnh, trong 5 năm đã làm mới, nâng cấp, cải tạo đường quốc lộ được 4.575km, đường giao thông nông thôn tăng thêm 65.000km, năng lực thông qua các cảng biển tăng 23,4 triệu tấn/năm, các cảng sông tăng 17,2 triệu tấn/năm, các cảng hàng không tăng 8 triệu hành khách/năm. Về điện, công suất toàn ngành năm 2005 đạt 4.863MW.

Tuy nhiên, đến nay kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Hệ thống giao thông chưa đồng bộ, chưa đảm bảo thông suốt ở khu vực thường xuyên ngập lụt, miền núi, đặt biệt ở các đô thị. Hệ thống cảng biển, đường sắt, hàng không, chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực vận chuyển thấp, khả năng kho bãi hạn chế, quản lý bất cập, chi phí cao.

Hệ thống điện chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là trong những giờ cao điểm, những thời điểm nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Kết cấu hạ tầng bưu chính, viễn thông còn thiếu đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa cao. Hệ thống cấp nước và thải nước chưa đáp ứng nhu cầu. Hạ tầng xã hội cũng còn nhiều hạn chế. Những hạn chế trong kết cấu hạ tầng làm tăng chi phí đầu vào, làm giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sức cạnh tranh hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp. So sánh quốc tế về chi phí cho các dịch vụ hạ tầng của Việt Nam với các nước trong khu vực. Trong đó, chi phí sử dụng điện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tương đương với ở Thượng Hải (Trung Quốc), Singapo và cao gần gấp đôi so với Băngcốc (Thái Lan) và Manila (Philippin). Chi phí cho 1m3 nước ở Việt Nam rẻ hơn khá nhiều so với các nước, nhưng chi phí điện thoại, vận tải ở Việt Nam đắt hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực, thậm chí chi phí điện thoại đắt gấp 6÷7 lần so với Singapo, Malaysia. Chi phí vận tải đắt hơn các nước trong khu vực từ 1,5 đến 2,5 lần. Do chi phí hạ tầng cao làm tăng giá thành và do đó làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Môi trường kinh doanh tổng thể của một quốc gia bao gồm nhiều yếu tố từ vĩ mô đến vi mô, từ kinh tế đến kỹ thuật. Có nhiều cách tiếp cận về đánh giá môi trường kinh doanh của quốc gia. Một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Diễn đàn Kinh tế thế giới… hàng năm đưa ra các kết quả đánh giá về môi trường kinh doanh của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. [4,170] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 65)